Trở Lại Cố Đô

Chương 9



Thương nhân vốn tính gian xảo, mười người hết chín người là vì lợi ích. Còn may cho An Nhiên gặp đúng người thứ mười, vô cùng tốt bụng. An Nhiên từng là sinh viên khoa tiếng Anh, nước chảy mây trôi nói chuyện với vị thương nhân bằng tiếng mẹ đẻ của ông, nên ông cảm thấy thân thuộc, chút mánh khóe giao tiếp với nhân viên công vụ sở tại đều một hai nói rõ cho cô biết.

Vì An Nhiên không có giấy thông hành, thương nhân Anh liền chỉ cho cô đi vào bằng đường thủy. Sông ngòi bao quanh thành Phượng quá lớn, trong thành lại có kênh rạch lớn nhỏ đủ loại, nên không cần trực diện đi qua cổng thành cũng có thể ung dung vào thành bằng xuồng nhỏ.

Đi theo vị thương nhân thuận lợi vào được trong thành, An Nhiên nhảy xuống thuyền, vẫy tay chào tạm biệt ông.

“Ngày mai tôi sẽ ra khỏi thành, nếu cô muốn quá giang tôi sẽ cho cô đi nhờ một đoạn.” Nhìn An Nhiên trạc tuổi con gái nơi quê nhà của ông, vị thương nhân không khỏi chạnh lòng muốn giúp cô gái lạ đến cùng.

An Nhiên ngẩn người, lúc vào thành quá hưng phấn nên cô quên mất làm cách nào để đi ra. Cô cũng không thể ở đây quá lâu được.

Vị thương nhân thấy cô im lặng thì nghĩ cô không tiện đi cùng ông, liền chỉ dẫn cho cô: “Nếu giấy tùy thân bị mất, cô có thể đến quan sai xin giấy thông hành khác. Chúng ta đều là thương nhân nước ngoài, bọn họ sẽ không làm khó. Quốc gia này khá chú trọng ngoại giao.”

Nói rồi còn muốn dẫn đường đưa cô đến nha môn.

An Nhiên không khỏi mừng rỡ, bèn mở ba lô lấy ra hai thanh sô cô la tặng cho ông, nói cảm ơn ông đã giúp cô nhiều như vây.

Vị thương nhân không khách sáo nhận lấy, mấy tháng rồi ông cũng chưa được ăn hương vị quê nhà. Phong kẹo này được đóng gói bằng giấy rất đẹp mắt, nhưng chữ ở trên bao bì ông không đọc được.

Qua thêm nửa giờ, An Nhiên cuối cùng cũng thành thương nhân Cao Ly danh xứng với thực. Cô bắt tay cảm ơn vị thương nhân, ông cũng chào tạm biệt cô, lúc đi còn chúc cô thuận buồm xuôi gió, buôn may bán đắc.

An Nhiên vẫy tay nhìn vị thương nhân mất hút ở cuối đường, bấy giờ cô mới dụng tâm quan sát bên trong thành Phượng.

Nhà phố nhìn rất giống trong phim cổ trang, đều làm bằng gỗ sơn son, mái ngói màu xanh, gạch lát đường phủ ít rêu xanh, hơi thở xưa cũ tựa như trấn cổ. Cô tản bộ qua vài con phố, thì ra trong thành đúng là có rất nhiều sông ngòi kênh rạch, phía sau nhà của người dân đều có ghe nhỏ, dùng làm phương tiện di chuyển mỗi ngày.

An Nhiên đi lên một cây cầu đá, cô chống tay tựa thành cầu nhìn ghe thuyền tắp nập bơi trên sông, màu nước trong xanh in bóng mây trời. Thỉnh thoảng có một chiếc ghe nhỏ khua mái chèo như đang rẽ mây tiến về phía trước, bỏ lại sau lưng tiếng rao hàng văng vẳng đặc trưng của miền sông nước.

Thoáng cái cô ngỡ như mình đang ở một thiên đường Venice mang vẻ Á Đông.

Đang thưởng thức vẻ đẹp yên bình, bỗng sau lưng An Nhiên chịu một lực đẩy thật mạnh, may là chân của cô vẫn bám bên dưới lan can nên không bị ngã xuống sông. Ba lô của cô trong tích tắc bị người phía sau dùng sức giật lấy, lực đạo quá mạnh khiến bả vai cô đau buốt. Tên cướp cũng không ngờ ba lô lại được cô cài thêm dây an toàn ở phần bụng, nên trong một lúc có giật cũng không giật ra được.

An Nhiên nhận ra chuyện gì đang xảy ra trong lúc giằng co, mặc cho bả vai đau nhức, cô hét lớn: “Ăn cướp, có ăn cướp.”

Có khá nhiều người dân ở quanh khu vực đó nhưng không có ai tiến lên giúp đỡ. Nếu nhìn kĩ, bọn họ cũng toàn là người già trẻ nhỏ, còn lại cũng là phụ nữ yếu ớt.

Thời chiến tranh loạn lạc, trộm cướp cũng nhiều hơn bình thường, do người dân không chịu được đói kém nên trở thành trộm cướp. Mà tên cướp ốm yếu nhỏ con nhìn sao cũng không giống người trưởng thành.

Triều đình hiện tại cũng không phải không lo cho người dân, thế đạo bất ổn nên binh lính tuần tra cũng nhiều hơn, đang lúc một tiểu đội sáu người đi tuần dọc theo đường chính, thì nghe tiếng kêu cứu của một cô gái nhỏ.

Mấy người lính nhanh chóng chạy đến nơi phát ra tiếng kêu, chỉ mấy phút đã hạ gục được tên cướp, trói gô hắn lại. Người dân đều trốn đi, sợ bị liên lụy tới nhà họ.

An Nhiên thở ra một hơi, vùng vẫy từ dưới dất đứng dậy nói cảm ơn với những binh lính đã cứu giúp cô. Lại nhìn đến “tên cướp”, rõ ràng là một đứa bé mười mấy tuổi gầy guộc, không biết sao lại có sức lực kinh người như vậy.

Đôi mắt thằng bé sáng quắc nhanh như chớp nắm bắt cơ hội, bèn nhào đến quỳ gối khóc lóc bên cạnh An Nhiên, luôn miệng nói: “Chị gái, nếu không phải do quá đói thì em sẽ không liều lĩnh cướp đồ của chị gái xinh đẹp vậy đâu.”

An Nhiên kéo khóe miệng nhìn chằm chằm thằng bé mồm năm miệng mười, nếu không phải vẫn nhìn thấy mấy người mặc quần áo kiểu xưa, cô còn tưởng mình đã trở về thời hiện đại rồi. Ngôn từ nó sử dụng giống như ngôn ngữ thời đại của cô vậy.

Một người lính già mặc áo xanh nhìn cô đánh giá một hồi, lại nhìn thấy cô mặt mày trắng bệch đứng yên ôm bả vai, thì hô hoán sai người đưa cô đến y quán.

An Nhiên nhanh chóng từ chối, cô thầm nghĩ mình cũng không có tiền của đất nước này, sao có thể vào y quán được.

Người lính già lại hỏi: “Vậy cô có muốn về nha môn kiện thằng nhóc này lên công đường không?”

An Nhiên đương nhiên không muốn chuốc lấy rắc rối, bèn lắc đầu bảo họ cô không sao, nể tình thằng bé còn nhỏ nên thôi, tha cho nó vậy.

Mấy người lính đồng ý rời đi, thời chiến loạn ai muốn nuôi thêm một miệng ăn, muốn ăn cơm tù miễn phí cũng không dễ.

“Amen, cô gái trẻ, cô có cần ta giúp đỡ hay không?” Trong đám người đứng xem lúc này có một vị mục sư mặc áo thụng dài màu đen đi đến, từ ái hỏi thăm An Nhiên. Tới thời điểm hiện tại, cô mới buông xuống lo lắng, hôm nay cô gặp phải người xấu nhưng số lượng người tốt muốn giúp cô cũng còn nhiều lắm. Thế giới này thật thần kì, rõ ràng là thời phong kiến nhưng số lượng người nước ngoài ở đây cũng không phải ít.

An Nhiên nhẹ gật đầu chào vị linh mục, nhỏ giọng nói: “Hình như con bị trật khớp vai rồi, thưa Cha.”

Vị linh mục kinh hỉ, hiển nhiên cô là người mộ đạo, mới biết xưng Cha con với ông. Ông bảo đệ tử giúp cô mang ba lô, còn ông nói với đám quan binh, ông sẽ đưa cô gái này đi trị thương.

An Nhiên đi theo đoàn người đến một cơ ngơi thật lớn, bên ngoài treo bảng phủ Tổng Giám Mục.

Sau khi vào phủ, vị mục sư bảo người sang phủ Nguyên Soái gọi thái y. An Nhiên cũng không có tâm trí để ý đến mọi việc, cơn đau ở bả vai làm cho cô ù tai hoa mắt, khi đến được nơi ở của vị linh mục mới buông hết đề phòng, cả người bất chợt mất đi ý thức từ từ trượt xuống.

Không biết qua bao lâu, An Nhiên bị đau đến tỉnh lại, kì lạ là lúc này cơn đau ở bả vai đã dịu đi nhiều. Bên cạnh cô có một ông lão mặc quan phục màu đỏ tía, đội mũ đen, đang loay hoay bên hòm thuốc bằng gỗ.

Ông lão ôm quyền nói với vị mục sư: “Vai của cô nương này bị trật khớp sau, may là vừa phát hiện đã được chữa trị kịp thời, giờ chỉ cần uống vài thang thuốc giãn cơ là được, không có nguy hiểm gì lớn.”

Vị linh mục làm dấu Thánh Giá cảm ơn ông lão, vừa hay bên ngoài lao xao một trận, sau đó có một người đẩy cửa tiến vào.

“Đức Cha, Cha không sao chứ? Lúc nãy có người hầu báo bên phủ của Cha mời thái y.”

An Nhiên nghe giọng nói căng thẳng của anh ta, cảm thấy vô cùng quen thuộc. Cô chống người từ từ ngồi dậy trên giường, rướn người nhìn qua hông vị thái y, thấy một nam nhân đầu đội khăn xếp, mặc áo sa kép màu đen thêu rồng bạc, đai lưng cùng màu, chân mang ủng vải đen. Y phục từ đầu đến chân đều toát ra quý khí.

“Cha không sao, Đông Cung yên tâm. Hôm nay trên đường đi truyền giáo bên ngoài ta có duyên gặp một nữ thương nhân ngoại quốc bị cướp đả thương, nên giúp đưa về phủ chữa trị.”

Thì ra vị này là Đông Cung thái tử.

An Nhiên nghe bọn họ trò chuyện, cảm thấy cơ duyên của mình rất không tệ, có thể gặp được vị đứng đầu Phượng Thành vào ngày thứ hai đến thế giới này. Nhưng mà giọng nói của người nọ càng lúc càng quen tai, cô thật tò mò muốn nhìn thử gương mặt vị Đông cung này, nên càng cố rướn người qua để xem rõ hơn.

Người nọ nghe vị linh mục nói vậy thì đột ngột quay người lại nhìn cô.

An Nhiên ngạc nhiên đến trợn tròn mắt.

Vậy mà có người trông giống Đăng Khôi như hai giọt nước.

Không nhẽ anh Khôi cũng đi qua được cánh cửa thần kì sao, trong một lúc không biết nên làm thế nào, cô đưa tay chào nói “Hi!” một tiếng.
Chương trước Chương tiếp
Vietwriter; Bongdaso; Bongdapro; Keonhacaivip; W88; NEW88; NEW88;
Tele: @erictran21
Loading...