Tử Cấm Thành Nghìn Lẻ Một Đêm

Chương 36



#Tử_Cấm_Thành_nghìn_lẻ_một_đêm

#An_soạn

ĐÊM THỨ BA MƯƠI BỐN: TỤC ĐÓN TẾT CỦA CUNG ĐÌNH MÃN THANH

Tết âm lịch là dịp lễ truyền thống quan trọng của cả Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, hôm nay chúng ta chỉ nhắc về tục đón tết ở Trung Quốc mà cụ thể là hoàng gia triều Thanh thời phong kiến.

Đối với cung đình Đại Thanh, các hoạt động khánh điển có liên quan đến việc tống cựu nghênh tân kéo dài đến hơn 50 ngày, tức từ mùng một tháng Chạp năm trước đến hai mươi tháng Giêng năm sau. Tuy 50 ngày này không phải là ngày nghỉ, nhưng từ triều đình, nha môn tới các quan viên đều làm việc bình thường, song trọng tâm sinh hoạt dần chuyển dời sang năm mới và bách tính cũng tận hưởng không khí hân hoan khi tết đến xuân về.

1. Hoàng thượng phát "tiền lì xì" (hồng bao) vào mùng Một tết:

Tế lễ là hoạt động quan trọng vào dịp tết truyền thống, hoàng đế thân là thiên tử, đại biểu cho thần dân trong thiên hạ nên nhiệm vụ tế lễ cũng nặng hơn người thường rất nhiều. Bình thường cứ đến tết, hoàng đế phải thức dậy vào lúc 2 giờ sáng, sau đó đi thắp hương hành lễ hết 30 điện đường, rồi nhận đủ kiểu triều bái (tức lạy), tới bốn giờ chiều mới cùng hoàng hậu và chúng phi tần cử hành gia yến và hưởng thụ được chút "không gian cá nhân".

Các hoàng đế đời Thanh thường tự tay viết chữ Phúc vào mùng Một và lấy đó làm "hồng bao" mang phân phát cho các tướng lĩnh. Thói quen "khai bút chúc phúc" bắt nguồn từ hoàng đế Khang Hy, sau được Ung Chính noi theo và bắt đầu thành lệ dưới thời Càn Long.

Theo như ghi chép trong "Quốc triều cung sử tục biên", vào mùng Một tháng Giêng hằng năm, hoàng đế Càn Long phải đến Bắc Hải tế tự rồi lên Đại Phật Lâu thắp hương cầu phúc, sau đó trở về cung Trọng Hoa - nơi ngài từng ở trước khi đăng cơ- dùng bút lông cán đen có khắc bốn chữ "Tứ phúc thương sinh" thấm mực chu sa viết chữ Phúc.

Chữ Phúc đầu tiên mỗi năm đều được trịnh trọng cất giữ, mãi mãi không mở ra, ngụ ý lưu lại phúc khí. Tiếp theo mới viết chữ Phúc ban cho các vương công đại thần.

2. Tuy là dịp Tết nhưng vẫn phải... tăng ca:

Suốt dịp Tết, trừ việc phải tế tự thì việc nước mà bậc thiên tử phải giải quyết cũng chẳng giảm bớt được bao nhiêu. Vào ngày hai sáu tháng Chạp, hoàng đế đều "phong bút" và "phong tỷ" (phong: cấm, tỷ: ngọc tỷ), đến đại điển vào ngày hai mươi tháng Giêng sẽ "khai bút" và "khai tỷ". Tuy đã "phong bút", nhưng muốn trở thành một quân chủ anh minh thì dù đang độ lễ tết cũng không được thả lỏng chỉ đôi chút.

Từ năm 14 tuổi, hoàng đế Khang Hy đã tự mình chấp chính, từ lúc đăng cơ đến lúc tạ thế, ngoại trừ bệnh tật, ba đại tiết lớn và các biến cố trọng đại bất chợt xảy đến, thì gần như không ngày nào ngài không thiết triều. Dù vào năm Khang Hy thứ 18, ở Bắc Kinh xảy ra động đất lớn nhưng hoàng đế Khang Hy vẫn lâm triều như thường.

Sau khi hoàng đế Ung Chính lên ngôi, nửa đêm, hoàng đế ở tại điện Dưỡng Tâm, ngài bắt đầu khai bút thấm mực đen, trước tiên dùng bút đỏ sau lại dùng bút đen, viết xuống những dòng chữ mang nghĩa cát tường, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Trong suốt 12 năm chấp chính, ngài gần như không có ngày "nghỉ đông", hằng ngày ngài đều phải phê duyệt một lượng tấu chương rất lớn. Đôi khi, vào dịp tết âm, quan lại địa phương dâng tấu ít, ngài còn lệnh tất cả các quan mỗi người trình lên một bản tấu chương.

3. Bữa cơm tất niên của hoàng gia:

Vào dịp tết đến xuân về, thứ quan trọng nhất vẫn là mâm cơm tất niên, các hoàng đế triều Thanh cũng không ngoại lệ. Gia đình đế vương bình thường khó thể có dịp dùng cơm chung với nhau, chỉ có ngày tết mới đặc biệt cho phép các hậu phi bồi yến. Sáng sớm hôm giao thừa, hoàng đế cùng hoàng hậu và các chúng phi tần cùng dùng bữa sáng tại cung Trọng Hoa, còn tiệc tối thì được thiết ở điện Bảo Hòa hoặc cung Càn Thanh, một mình hoàng đế một bàn, bàn ấy gọi là "kim long đại yến trác". Giữa đại yến trác và bảo tọa của hoàng đế có đặt một chiếc trường kỷ, thức ăn được đặt trên bàn, lúc hoàng đế ăn tay sẽ đặt trên trường kỷ.

Trong buổi tiệc, ngoại trừ "ngự trác" do phủ nội vụ chuẩn bị thì những yến trác ( tức bàn tiệc) khác đều do các vương công đại thần tiến cống. Theo quy định, các thân vương mỗi vị tiến tám bàn, ba con dê, ba bình rượu (mỗi bình 10 cân); các quận vương mỗi vị tiến 5 bàn, rượu, dê bằng số lượng với các thân vương; các vị bối lặc mỗi vị tiến ba bàn, dê 2 con, rượu 2 bình; các bối tử mỗi người tiến 2 bàn, lượng dê và rượu bằng với các bối lặc. Còn các bàn tiệc còn lại do Quang Lộc Tự bổ sung. Cách "quyên góp" này giúp giảm thiểu được một phần gánh nặng cực lớn cho quốc khố.

4."Cơm thừa" là "quà tân niên" ban cho thần tử:

Đằng sau lớp vỏ huy hoàng hào nhoáng, có một số hoàng đế đời Thanh khá chú ý đến việc tiết kiệm ngân sách. Với những món ăn còn dư sau tiệc, hoàng đế sẽ ban cho các thần tử gọi là "quà chúc năm mới". Cả đời hoàng đế Khang Hy cần kiệm, khi nghe tin con cháu bát kỳ tiêu pha hoang phí, ngài từng tự tay viết một câu đối ngay hôm giao thừa: "Nhất chúc nhất phạn đương tư đắc lai bất dịch; bán ti bán lũ tất niệm chế tác duy gian" (đại ý: hãy nhớ một cháo một cơm không dễ có, hãy nhớ nửa sợi nửa cọng khó tạo thành) rồi gửi câu đối này cho rất nhiều con cháu bát kỳ. Dưới sự ảnh hưởng của ngài, các hoàng đế sau này cũng tận lực thực hiện tiết kiệm nghiêm khắc.

5. Bách quan chúc tết hoàng thượng:

Theo như ghi chép trong "Thanh sử cảo lễ chí", sáng mùng Một tháng Giêng, các quan tập trung ở sân điện Thái Hòa để chúc tết hoàng thượng. Trên sân sắp hàng loạt các loan giá và nghhi trượng, dưới hiên đại điện sẽ bố trí dàn nhạc hoàng gia, chuông vàng và các loại nhạc khí như ngọc khánh.

Đến giờ Thìn (7 giờ), giám quan của Khâm Thiên giám sẽ thông báo đã đến giờ lành, trên Ngọ Môn sẽ đánh trống, dàn nhạc sẽ tấu nhạc, hoàng đế bước lên bảo tọa của điện Thái Hòa, quan loan nghi vệ (chịu trách nhiệm nghi lễ) sẽ vẩy roi, quan xướng lễ sẽ nói to hai chữ "bài ban" (tức vào vị trí). Các quan sẽ quỳ xuống thành hàng đã được sắp xếp dựa theo phẩm cấp. Lúc này có hai đại học sĩ quỳ gối đọc tuyên biểu quan. Đọc xong các quan sẽ hành đại lễ ba quỳ chín lạy. Lễ thành, hoàng đế sẽ ban ngồi và ban trà, bách quan lại tiếp tục dập đầu tạ ơn. Trà xong lại tiếp tục vẩy roi, nhạc tiếp tục tấu, hoàng đế hạ điện, bách quan bãi triều, đại điển chúc tết đến đây là hoàn thành.

Lúc này hoàng đế sẽ mang túi thơm có thêu hai chữ "như ý" đã được chuẩn bị sẵn để tặng cho các con cháu hậu duệ bát kỳ, cung nữ và thái giám. Trong túi thơm thường có vàng, bạc, ngọc, tiền, vân vân.

6. Áp trục hí:

Ngày "diên cửu" tức ngày mười chín tháng Giêng là ngày tổ chức hoạt động mừng xuân "áp trục hí" của cung đình triều Thanh. Vào tối hôm đó, hoàng đế sẽ mời các vương công đại thần cùng các phiên vương và sứ thần ngoại quốc, sau đó ban thưởng trà bánh. Sau đó tổ chức các "tiết mục mừng xuân", các tiết mục gồm: đu dây kiểu Tây, còn có các ca khúc đến từ các dân tộc Mãn, Mông, Triều Tiên, đồng thời cũng có cả các tiết mục tạp kỹ khác, cuối cùng là đốt pháo hoa. Sau ngày "diên cửu", các vương công Mông Cổ, sứ thần,... sẽ lần lượt rời khỏi kinh thành.

Ảnh bên dưới là Tử Cấm Thành khi tết đến xuân về do viện bảo tàng Cố Cung chụp lại.

Chúc mọi người năm mới bình an, viên mãn
W88

SAO WIN

NEW88

Tele: @erictran21
Loading...