Vấp Ngã Tuổi Hai Mươi
Chương 21: Chuyện Tình Nhà Hàng Xóm
- Chẳng lẽ anh không yêu em sao? Anh mà đi là em chết cho anh coi.- Buông ra, điên à. Cô có buông ra không thì bảo.Tôi hốt hoảng chạy ra khỏi phòng mình. Anh ta hất mạnh cánh tay của Nga đang cố bám lấy và giằng co ra khỏi gấu tay áo của mình. Nga vẫn lì lợm, cố trườn người ra phía cửa với gọi theo một cách thảm thiết. Chẳng thương tiếc, anh ta hất mạnh Nga một lần nữa, khiến đầu cô bé đập vào tường, rồi lên xe, đi thẳng, chẳng ngoái nhìn lại hay đếm xỉa lấy một lời. Khi phóng xe qua mặt tôi, anh ta còn ném lại một cái nhìn sắt thép, đôi mắt đỏ rừng rực lửa, hằn lên những tia máu như muốn thiêu rụi mọi thứ xung quanh. Tôi lạnh sống lưng nhìn theo chiếc xe do anh ta điều khiển, nằm nghiêng hẳn sang một bên rồi tiếng”xoẹt, xoẹt“ mạnh xuống mặt đường, đi mãi.Nga kém tôi một tuổi, cũng là người Bắc vô đây học, cùng chịu cảnh xa nhà, nên tôi thương cô bé lắm. Nga có nước da bánh mật, rất duyên và núm đồng tiền càng làm “cô bé” mặn mà, đường nét đẹp của “đàn bà” hơn trông thấy. Tôi dìu Nga lên giường nằm nghỉ, tiếng khóc không thốt lên thành tiếng như đóng cục giữa vòm họng. Tôi đủ hiểu để cảm nhận được sự âm ỉ, cuồn cuộn như thác lũ trong lòng, rồi siết chặt làm ta đau đớn từng cơn. Khuôn mặt cô bé lấm lem, ướt át bởi nước mắt, nước mũi. Những nọn tóc rối bù vương trên mặt, dính chặt vào hai bên gò má hơi nhô cao.- Em đau không? Lần sau đừng dại dột như thế. Anh ấy đi rồi anh ấy sẽ biết đường về mà. Làm thế, chỉ thiệt mình, đau mình thôi. Em ngốc quá chừng.Tôi ra sức khuyên lơn, an ủi. Còn Nga vẫn nấc lên từng nhịp, đôi vai bé bỏng rung lên bần bật theo tiếng nấc. Đôi mắt đẹp kia đỏ au, sưng ú:- Anh ấy đi luôn rồi chị à. Anh ấy chẳng về nữa đâu.Rồi Nga khóc òa lên như một đứa trẻ, khiến tôi lúng túng và chẳng biết phải làm sao. Ở xóm trọ này, ai cũng thừa hiểu anh ta ghê gớm đến mức độ nào. Kể cả giữa buổi trưa oi nồng, Nga cũng có thể bị anh ta lôi vào nhà, đóng rầm cửa và làm tình một mẻ đến nỗi sau mỗi lần làm chuyện đó, Nga đều méo mặt, loạng quạng chân tay để đi chợ mua đồ ăn về nấu và phục vụ “chồng hờ”. Tôi phát thương, phát xót. Mỗi lần to tiếng, anh ta cũng đóng cửa kín mít và đánh cô bé một trận bầm tím mặt mày, không để ai can ngăn. Anh ta còn tuyên bố, “ đứa nào mà dính dáng đến chuyện nhà ông, ông đánh tất, không tha”, khiến những người ở xóm trọ đều nản, coi việc “hai vợ chồng dạy bảo nhau” là cơm bữa.Nga mếu máo kể tôi nghe về những cuộc tình lăng nhăng và buổi qua đêm đi đến tờ mờ sáng mới về nhà. Mỗi lần Nga ghen và làm um mọi chuyện, anh ta đều “dạy vợ” bằng những cái tát trời giáng vì tội:” vạch áo cho thiên hạ xem lưng”. Nga bảo, bị đánh riết nên quen, chỉ mong anh ta đừng bỏ rơi mình là được. Tiền hàng tháng, bố mẹ gửi vào để nộp học và chi tiêu ăn uống, một phần quá tin tưởng, một phần cả nể là người yêu nên Nga đưa hết cho anh ta giữ. Thay vì nộp học, anh ta ném trọn vào những canh bài bạc hay cá độ banh. Khi hết tiền, anh ta yêu cầu Nga đi” vay nóng” mỗi nơi một chút. Bằng không, Nga cũng bị anh ta cho nếm thêm một trận đòn nữa thay vì ăn cơm, hoặc hắn bỏ nhà đi vài hôm khiến cô bé lại tức tưởi đi tìm gã “chồng hờ” về, và phục vụ, nịnh ngon nịnh ngọt đủ thứ để níu giữ cuộc sống vợ chồng đẫm nước mắt.- Không về nhà với em thì ở đâu? Đồ ngốc. Nghe lời chị dặn đi. Em mà cứ như vậy hoài, hắn làm tới đó. Phải cứng rắn và mạnh mẽ lên chứ, hắn mới nể nang mình, chiều chuộng mình. Bằng không, hắn bắt nạt, ăn hiếp em cho coi. Hiểu không?- Ngày trước, hồi mới quen đó, anh ấy dịu dàng lắm, quan tâm và chăm nom cho em lắm. Chẳng hiểu sao gần đây, anh ấy mới đổ đốn và tính tình nóng nảy như vậy. Mỗi lần đi nhậu về xỉn, anh ấy mới đánh em thôi. Chứ bình thường, anh ấy cũng rất tốt với em và mọi người, chị ạ.- Em thì cứ bênh hắn chằm chằm vậy đó. Tốt mà đánh em tới mức sây sẩm mặt mày vậy hả. Gặp phải chị xem, đừng hòng mà bắt nạt. Chị nói rồi, hắn đi rồi hắn lại về thôi. Xưa nay toàn vậy còn gì, sao em phải khóc nữa. Nín đi.Nga khóc. Tôi siết chặt bàn tay nó, giữ đôi vai đang run rẩy của nó. Khuôn mặt nó đẹp, nhưng sao vẻ đẹp mang màu ảm đạm thương đau, đầy u uẩn như đang cận kề cái chết. Giống như sự sống của nó phải dựa vào cái chết để mà tìm hơi thở và một góc khuất hiếm hoi ánh nắng mặt trời nếu muốn được tồn tại. Hoặc là thân xác nó đang cử động, nói nói, cười cười, khóc khóc …, nhưng chẳng chứa linh hồn. Linh hồn nó như đã rữa ra, đang tan chảy mất rồi.Tháng trước, bố của Nga vào thăm. Cô bé sợ quá mà đuổi anh ta qua phòng tôi ở chung với Nam hai ngày. Còn tôi, dọn một chút đồ cá nhân sang bên đấy để “ đánh lừa ông bố từ quê lên”. Vô tình bố Nga thấy chiếc dao cạo râu trong phòng tắm, tôi luống cuống đỡ lời:- Dao cạo này, con để cao lông mặt và lông tay bác à. Tụi con lớn nên điệu một chút ý mà.Bác trai nhăn mắt nhìn chúng tôi rồi cười, hiền từ bảo:- Ừ, nhìn xinh xắn mà hồng hào. Nhưng làm gì thì làm, phải đảm bảo vệ sinh và có khoa học nghe mấy đứa. Mà tụi bây ở thành phố có khác, nhiều trò hay thật đấy. Làm đẹp thì bố không cấm, nhưng nếu mà ảnh hưởng sức khỏe là bố cấm, cấm tiệt.- Thì ngày xưa ở quê, con thấy mấy đứa lấy mảnh sứ tự cạo men răng còn gì, bố nhỉ? – Nga láu táu.- Ừ, cạo nên mất men răng, giờ vàng chóe hơn cả mấy ông già hút thuốc lào. Nhìn như ma làng, xinh đâu thì bố chả thấy mà chỉ nhìn còn xấu hơn cả cô Nở của anh Chí. Rồi kéo chân cho dài ra, hay lấy tiền bố mẹ gửi lên mà chăm bẵm vòng một, tụi bây mà cứ học đòi là thiệt thân tụi bây thôi. Ốm người mà tốn tiền. Mấy đứa phải nhớ mình là con gái nhà nông, bố mẹ chân nấm tay bùn, có mấy sào ruộng chua quanh năm vun vén được có từng đấy để gửi lên thành phố cho tụi bây ăn học thôi đấy. Lớn hết rồi, bố là bố không thích mắng chửi hay dùng roi mây răn đe gì nữa. Phải nghĩ rồi hãy làm, không được liều hay chạy đua với mấy đứa con nhà thành phố mà sớm hỏng người. Có ráng học hành, sau này lấy thằng chồng tử tế mới đổi đời được con ạ. Không là lại công cốc, về quê xắn gấu quần mà đi cấy với chăn trâu.Đôi mắt tôi ầng ậc nước, vì đằng sau câu nói dối của mình, lại là sự quan tâm cặn kẽ của người bố dành cho cô con gái, vẫn hết mức yêu thương, vẫn một lòng tin tưởng.Rồi bác dặn thêm:” Tối phải ngủ sớm, đóng cài cửa cho kĩ, không được a dua theo lối ăn mặc hở hang này nọ. Chứ xung quanh, đám con trai hay công nhân xí nghiệp thì đầy rẫy, phải tự giữ lấy thân. Không là … cũng chỉ khổ tụi bây thôi đó. Bố mẹ rồi cũng già đi, chẳng ai bên tụi bây mà dẫn đường chỉ lối mãi được. Phải suy nghĩ trước khi làm. Ở đời có hay, có dở. Cái gì tốt thì học, thì làm. Cái gì xấu thì tránh xa ra”.Sau khi bác về, Nga tâm sự với tôi là nó ân hận lắm, nói dối đủ mọi điều, nhưng vì là ”bước đường cùng, đâm lao thì phải theo lao”. Tôi vừa tết tóc cho nó, vừa sụt sùi:” Chị cũng thế. Hối hận lắm!”.- Lát anh Nam nấu cơm, em qua phòng chị ăn chung cho vui luôn. Nhìn em ngày càng xanh xao, tiều tụy. Chị buồn và rất thương em.- Em đắng miệng, chị à. Anh ấy đi thật đấy, anh ấy không về đâu. Rồi em không biết làm sao mà sống nữa đây, chị ơi …Cứ mỗi lần nhắc tới anh ta, là hình như cảm xúc trong cô bé lại dồn lên mãnh liệt, như con sóng tức tưởi xô tràn bờ. Nga bị bệnh, thể trạng người rất yếu, mỗi lần không kiềm chế được cảm xúc là Nga khóc, nhiều lần còn ngất lịm đi. Tôi luôn lo lắng vì điều đó. Tôi luôn nghĩ, sự hi sinh của Nga dành cho anh ta là sai lầm:- Anh ta không xứng đáng với tình yêu của em. Em hiểu điều đó đúng không? Chị nghĩ em nên suy nghĩ lại việc sống chung thế này. Bằng không, em hãy chia tay hắn đi. Chị nói thật lòng đấy.- Em cũng chán lắm chứ. Anh ta ác với em, anh ta không tốt với em, anh ta phản bội em, anh ta không coi em ra gì cả. Nhưng anh ta bỏ em, em sẽ sống làm sao đây???Mặc dù trong lòng cảm thấy vô cùng bực, nhưng việc tôi cần làm lúc này không phải là đánh cho cô bé một cái hay mắng nhiếc, phàn nàn một vài câu. Thường khi những cô gái rơi vào vũng bùn của tuyệt vọng, họ chẳng khác gì con mèo non nớt đang cố ngọ nguậy cái đầu vào lòng bàn tay người khác như lời khẩn thiết cần an ủi.- Em sống như trước kia. Sống cùng một người bạn gái, nấu cơm, đi chợ, giặt đồ. Tinh thần em có phải sẽ thoải mái hơn không? Rồi sẽ có người đàn ông tốt đến với em, hiểu em và yêu em hơn chính bản thân mình . Em còn rất trẻ, lại rất xinh và đáng yêu cơ mà. Hắn không nghề nghiệp, hắn mê cờ bạc, gái gú. Sao em phải hi sinh mãi như thế. Chị nghĩ những ngày tháng qua là quá đủ rồi. Em còn cả một tương lai mà. Bố mẹ em, người thân của em, em phải nghĩ tới họ nữa chứ.- Anh ta lấy đi đời con gái của em, anh ta mà bỏ em thì còn ai chịu lấy em nữa.Cô bé lại khóc òa và quay mặt đi, khiến tôi ú ớ với tất cả những lời khuyên răn mà mình sắp định nói ra. Thật sự lúc ấy, tôi chỉ muốn đánh cho Nga một cái. Mặc dù chuyện ngày sinh nhật của mình trước đây, tôi cũng sợ, nhưng chí ít tôi còn đủ bản lĩnh để nói thẳng thắn với người đàn ông đầu tiên” không cần trách nhiệm hoặc một sự ràng buộc nào giữa cả hai người khi tình cảm không tồn tại”.- Chị có biết không? Sau lần đầu tiên quan hệ, anh ta đã bỏ nhà đi suốt mấy ngày mà chỉ ném lại một câu hỏi nghi ngờ, oán trách:” Em mới mười tám tuổi. Có đúng là em còn trinh không?”. Lúc đó, em chỉ muốn vả vào mặt anh ta một cái. Trước anh ta, em chỉ thương thầm một cậu học trò cấp ba ngồi cùng bàn. Cái nắm tay còn chưa dám, chứ đừng nói đến… Vậy mà anh ta gằn giọng:” Chỉ ngồi cạnh nhau, mà sao không còn trong trắng?”- Thế sao em không vả vào mặt anh ta một cái?Tôi cảm thấy rát mặt và cơ thể nóng bừng. Bởi vì nếu người con trai nào dám hỏi tôi một câu “ngu xuẩn” như thế sau khi ái ân, tôi sẵn sàng lao vào người anh ta mà giết chết rồi cũng sẽ tự kết liễu đời mình.- Vì em yêu anh ta. Vài ngày sau, anh ta trở về trong cơn say xỉn rồi lôi em vào trong phòng và làm tới. Sau khi xong xuôi mọi chuyện, vệt máu in hằn trên ga trải giường, anh ta ôm chầm lấy em và thề thốt những lời yêu.Mất vài giây, tôi mới định hình lại được vấn đề chính.- Chẳng lẽ em chịu chung sống một cách như vậy không phải là vì em yêu anh ta rất nhiều hay sao?- Em ...Vậy bây giờ sống thử là vì lí do gì? Vì yêu nhau quá nhiều khiến người ta không thể xa cách hay là vì sợ mất người đàn ông đã cướp đi đời con gái của mình. Và tiếp đến là hàng loạt bi kịch dở khóc dở cười như trên báo trí vẫn đăng tải. Tôi cười nửa miệng:- Ôi cuộc đời ơi. Sao em ngốc nghếch thế. Vậy khi em làm chuyện đó, em nghĩ gì cơ chứ?- Em nghĩ anh ấy sẽ làm như lời anh ấy hứa rằng sẽ yêu em và lấy em, chung sống với em đến hết cuộc đời. – Nga mím chặt môi rồi quay người lại nhìn tôi. – Em tin thế, em cố gắng, em nhường nhịn, tất cả chỉ là vì anh ta. Em nấu cơm, em giặt đồ, em lau nhà, em không để anh ta phải đụng vào bất cứ việc gì. Em luôn nghĩ, anh ấy sẽ hiểu và dần dần cảm động trước mọi sự cố gắng của em và yêu em. Nhưng bây giờ nhìn lại quãng thời gian cũ, em đã nhận ra rằng, từ trước đến nay, anh ấy chẳng hề tốt, chẳng hề thương em một chút nào.- Vậy nếu, em gặp một người đàn ông tốt hơn anh ta, chân thành và trở thành chỗ dựa vững chãi hơn anh ta, em sẽ yêu người đó đúng không? Bởi trong thứ tình yêu được mang ra so sánh đấy, người đàn ông đến sau được em tin cậy hơn, nên với bản năng của một người phụ nữ là trao thân gửi gắm phận mình, em sẽ yêu lại từ đầu phải không?- Em không biết, nhỡ đâu yêu lại, lại làm con người ta thêm tuyệt vọng, và có cái nhìn thiện cẩn về tình yêu hơn. – Nga nhoẻn miệng cười, nụ cười của kẻ giễu cợt và coi thường tình yêu. - Mà chị này, em muốn có bạn trai giống như anh Nam. Đẹp, hiền lành và tốt bụng. Em ghen tỵ với chị nhiều lắm đó.Tôi sững người. Hóa ra, Nam của tôi tốt, Nam của tôi đẹp, Nam của tôi lại hiền lành và Nam của tôi khiến nhiều cô gái luôn phải mơ tưởng, khát thèm. Hóa ra, trong những người bạn cùng trang lứa mà tôi quen biết, thì phải chăng tôi là người hạnh phúc nhất??? Tôi thoáng mỉm cười trong ý nghĩ, rồi khuyên Nga cứ nghỉ đi cho khỏe, lát tôi mang cơm và đồ ăn qua phòng. Nga gật đầu như đứa em gái ngoan biết nghe lời. Tôi vuốt ve bầu má nó, quẹt hai hàng nước mắt đang lã chã lăn ra và đặt nụ hôn nhẹ lên trán của em. Đôi mắt Nga long lanh nước nhìn theo bóng dáng tôi đổ dài trên lối đi.Ánh sáng mặt trời xộc thẳng vào khuôn mặt khiến tôi phải nheo nheo mắt lại, kéo tấm rèm cửa sổ. Tôi mỉm cười với cô bé rồi về phòng.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương