Về Thời Dân Quốc Làm Đạo Diễn
Chương 1
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
"Ồ, mặt mũi đẹp đẽ đấy, để cậu ta nói đi."
Artist: 藏藏是一只尖脸藏狐
(Ảnh đăng có sự cho phép của artist, vui lòng không mang đi nơi khác ngoài wordpress của nhà Ườn!)
Edit: Đào siu nhìu xiềng
Beta: Chuối
...
Gió bấc rét mướt ùa về, bầu trời Bắc Bình âm u xám xịt, từng đợt tuyết nhỏ đổ xuống che lấp con đường bám đầy bụi bặm. Mặc dù mùa đông ở đây hiếm khi có tuyết rơi nhưng chỉ rất ít người thấy vui mừng cho những bông tuyết.
Tiếng còi xe lửa, tiếng keng keng của tàu điện, tiếng rao đi rao lại của mấy kẻ bán hàng rong, tiếng chuông tay rao bán thuốc, tiếng trống thu mua đồ cũ, tiếng mõ bán dầu... Đủ thứ âm thanh hỗn tạp tràn ngập khắp đường to ngõ nhỏ nơi thủ đô phồn hoa.
Ở Bắc Bình không có hai mùa xuân thu, mùa đông lạnh như cắt thường ập đến đột ngột chẳng hề báo trước, người người nhà nhà phải vội vã khoác thêm áo da bên ngoài cho ấm.
Hay như Kỷ Sương Vũ, trên người chỉ có đúng một bộ trường bào rỗng nửa ruột. Gọi là 'rỗng nửa ruột' vì bên trong cái áo này có tí tẹo bông, nhưng cái đống con con ấy cũng lót được một nửa áo, không đến nỗi lạnh sun vòi...
Tóc trên đầu Kỷ Sương Vũ giấu hết vào trong mũ nỉ, chỉ để lộ gương mặt tuấn tú trắng nõn như tuyết đầu mùa chạm nơi mái hiên, hàng lông mi đen dài nửa che nửa đậy đôi mắt, so ra thì đồng tử nhạt màu hơn nhưng được cái trong veo và đầy sức sống, hệt như lưu ly lấp lánh dưới trăng.
Y cúi đầu giấu tay trong ống tay áo, đi theo sau lão hàng xóm Giang Tam Tân như bảy tám người còn lại, bước vào cửa lớn Hí viên Trường Nhạc.
Câu đối dán trên cửa rất hợp với việc kinh doanh của nơi này:
"Đất trời như sân khấu, kẻ xem kịch hóa người bên trong
Soi bóng mình trong kịch; chớ nói thân ta ở bên ngoài."
Giang Tam Tân liếc nhìn gương mặt đang cúi gằm của Kỷ Sương Vũ, lấy làm lạ mà hỏi: "Sao suốt ngày mài mặt ngoài đường cả đông lẫn hè mà mày vẫn trắng trẻo béo tốt thế hả cháu?"
Mặt Kỷ Sương Vũ chắc chắn không hề béo, thậm chí gầy sọp đi vì mấy ngày nay không được ăn ngon. Nhưng cái ông Giang Tam Tân này chả biết phải miêu tả thế nào, đáng lí ra thì dùng từ da thịt mềm mại mới chính xác.
Vài ngày trước Kỷ Sương Vũ quấn khăn che mặt kín mít suốt nên chả nhìn được một miếng nào, bây giờ không có cái gì che che giấu giấu mới thấy rõ.
Gương mặt ấy nào có giống người nghèo xanh xao vàng vọt, bữa đói bữa no, càng nhìn càng giống đứa bé được gia đình chiều chuộng hết mực, ngày ngày ăn cơm gạo trắng với trứng gà, dáng người rắn rỏi, mặt mày tròn trịa, nom khỏe khoắn biết bao.
Tuy rằng gương mặt y chẳng khác trước đây là bao, nhưng Giang Tam Tân vừa nhìn cái đã cảm thấy bề ngoài Kỷ Sương Vũ đẹp tới mức đáng ngạc nhiên, nhưng vốn từ của lão ít ỏi, chẳng biết phải nói thế nào cho đúng, trong đầu chỉ có bốn từ trắng trẻo béo tốt, cứ thế mà cho rằng đó là từ miêu tả vẻ đẹp đỉnh cao trong lòng mình.
Nét mặt Kỷ Sương Vũ bình tĩnh đáp lời: "Chú Giang, tại cháu lạnh cóng nên mới thế thôi. Khăn quàng cổ cháu để ở nhà cho mấy đứa em rồi."
Giang Tam Tân biết chuyện cha mẹ y qua đời vì bệnh tật, một mình y chăm lo cho mấy đứa em trong nhà, nghe vậy thì xúc động gật gật đầu. Cũng bởi thấy thương Kỷ Sương Vũ nên lão mới nảy ra ý định muốn giúp đỡ hàng xóm láng giềng - dẫn y tới hí viên làm việc kiếm tiền.
Làm trong giới Lê viên [1] như Giang Tam Tân là cái nghề phổ biến, mà lão chỉ đóng vai phụ thôi. Làm lâu rồi được thăng tiến thành người đứng đầu long sáo [2]. Mấy tiểu long sáo trên sân khấu không cứ phải thạo nghề, dùng người ngoài nghề cho đủ quân số cũng được, chỉ cần người đứng đầu đội như lão chỉ đạo rõ ràng cụ thể các động tác là được.
[1] Giới Lê viên hay giới Hí khúc.
[2] Long sáo: Hay còn gọi là văn đường. Thường chỉ các vai diễn quần chúng nói chung như binh tốt, phu dịch.. Bởi vì họ đều mặc áo có hoa văn vằn, hình rồng nên gọi là long sáo. Sau này được dùng để chỉ những người làm việc linh tinh không quan trọng hoặc những vai quần chúng thêm vào cho đủ quân số.
Lão thường dẫn mấy người bạn đến làm cùng, đặc biệt là người không có nghề nghiệp cố định. Đội long sáo không chỉ diễn cố định ở một hí viên này mà lão còn dẫn đội đến cả mấy sân khấu và gánh hát khác nữa.
Chỉ cần lão phụ trách thì trên đài sẽ không xảy ra tình trạng lộn xộn, bởi thế mà gánh hát nào cũng vui vẻ đồng ý hợp tác với lão.
Nhưng Giang Tam Tân nào có biết được rằng, Kỷ Sương Vũ này, từ lâu đã không phải 'Kỷ Sương Vũ' kia rồi!
Kỷ Sương Vũ hiện tại sống ở thế kỷ 21, nghề nghiệp là đạo diễn. Y xuất thân trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, từ các studio nhỏ cho tới những nhà hát lớn, đúng là độ tuổi đạt trạng thái đỉnh cao... Trước khi xuyên đến đây, bộ phim mới vừa đạt doanh thu phòng vé đỉnh của chóp, y đang mải tổ chức tiệc ăn mừng.
Lúc ở bữa tiệc trót nốc nhiều rượu quá, đến khi tỉnh lại đã thấy mình xuyên về gần trăm năm trước. Nhà nghèo rơi nghèo rớt, đã thế còn có bốn đứa em đói khát nheo nhóc đang chờ y nuôi. Con một trong nhà như Kỷ Sương Vũ nào đã từng trải tình huống thế này đâu.
Vì sao mà y trắng trẻo hơn trước rất nhiều? Bởi vì ông đây xuyên qua chứ sao!
Ban đầu Kỷ Sương Vũ cứ ngỡ rằng hồn mình xuyên qua, nhưng khi sờ lên áo ngủ Flannel trên người, soi gương trông thấy mái tóc sáng màu từng tẩy và nhuộm, y mới tin rằng mình đã xuyên cả xác lẫn hồn, chẳng qua ở thời đại này cũng có một người tên là 'Kỷ Sương Vũ', mà bề ngoài đối phương không khác y là bao.
- Không biết 'Kỷ Sương Vũ' của nơi đây có phải đã hoán đổi với y và xuyên tới một trăm năm sau không nữa.
Lúc vừa mới xuyên tới đây, Kỷ Sương Vũ giả vờ bị đau họng để qua mắt vài hôm, dần dần moi được tình hình từ miệng mấy đứa nhóc trong nhà, đồng thời cũng nhận biết được sương sương 70-80% hàng xóm quanh đây.
Mấy hôm nay y luôn cẩn thận giấu gọn mái tóc đã nhuộm của mình đi, chờ cho tóc đen mọc dài ra, y nghĩ mấy trăm năm trước làm gì đã có thuốc nhuộm tóc đâu. Dù sao mình cũng chưa quen thuộc cuộc sống nơi đây, chỉ sợ sơ sảy rồi bị mọi người chỉ trỏ.
Theo như suy đoán của Kỷ Sương Vũ thì đây có thể là một vũ trụ tồn tại song song, bởi vì lịch sử ở đây không giống như ở thế giới y sinh sống, nói không chừng 'Kỷ Sương Vũ' kia chính là y ở thế giới song song ấy chứ.
Mỗi sớm tỉnh giấc, y đều mong đợi mình đã trở lại chiếc giường trong nhà trọ, nhưng cuối cùng đành ôm cái bụng đói và nỗi thất vọng tràn trề đi uống nước lạnh.
Nghèo, nghèo quá, nhà y thật sự là nghèo, vãi, nồi!
Nếu xuyên tới nhà có lu gạo, ít nhất lòng y còn thấy bình tĩnh và tấm tắc thế giới của trăm năm trước. Nhưng đói bụng thì làm gì có tâm trạng, Kỷ Sương Vũ chưa bao giờ trải nghiệm cuộc sống mười ngày nửa tháng không được ăn một miếng thịt bé tí hin.
Cứ cho là một ngày nào đó sẽ được trở về đi, thì điều kiện tiên quyết phải là không chết đói cái đã.
Hóa ra Kỷ Sương Vũ cũ làm cu li chạy việc vặt trên đường phố, chả dành dụm tích góp được bao nhiêu, từ đầu mùa đông thì mất luôn cơ hội việc làm. Y đang ngẫm nghĩ xem mình làm được gì thì chú Giang hàng xóm tốt bụng bảo chú có thể dẫn y đi đóng vai phụ.
Lúc ấy, trong lòng Kỷ Sương Vũ hân hoan lắm, ái chà đóng vai phụ, thế là được đến studio - nơi y quen thuộc rồi.
Chỉ cần có cơ hội vào trong đấy, thì sợ gì không kiếm được tiền dựa vào bản lĩnh của mình nữa, y là đạo diễn, biết cả quay phim và hiểu 70-80% các công việc liên quan trong phim trường và đoàn kịch.
Về sau y mới biết mình đã nhầm to rồi -- cụm từ đóng vai phụ, vốn là từ mượn bên nghề Hí khúc.
Giang Tam Tân nói đi đóng vai phụ, tức là đến hí viên, chứ không phải tới phim trường điện ảnh.
Thôi, tốt xấu gì cũng kiếm được ít tiền, dù mỗi ngày được tí đất diễn cỏn con, nhận tiền công về phải nuôi mấy miệng ăn trong nhà, thành ra vẫn nghèo lắm, đói lắm...
Rốt cuộc thì phải làm sao mới được ăn thịt đây hả?
"Thèm ăn thịt quá." Kỷ Sương Vũ nhỏ giọng lầm bầm.
"Lầm bầm cái gì đấy?" Một người lạ mặt cũng đóng vai phụ ngồi bên cạnh cất giọng hỏi, thấy Kỷ Sương Vũ ngước mắt lên thì hú hồn: "Sao vành mắt đỏ hoe thế này?"
Kỷ Sương Vũ: "Không có gì, buồn thương cho phận tôi nghèo quá thôi."
Người lạ mặt: "..."
Hầy, đúng nghèo thật.
Tất cả mọi người đều là dân nghèo cả, nhưng nhà Kỷ Sương Vũ đông anh em lại không có người lớn, so ra thì nổi trội hẳn, nghèo phát khóc...
Người lạ mặt ngẫm nghĩ rồi nói: "Nếu cậu từng học Hí và biết hát, không bàn tới chuyện có thành diễn viên xuất sắc hay không, ít nhất cũng kiếm được nhiều hơn bây giờ." Dẫu sao chỉ nhìn cái mặt này thôi là đủ biết hóa trang xong sẽ ổn áp lắm cho xem.
Vừa dứt lời thì bị Giang Tam Tân nghe được và trừng mắt cho: "Chỉ toàn nói linh tinh."
Giang Tam Tân biết cha mẹ 'Kỷ Sương Vũ' cũng nòi thư hương, do gia cảnh sa sút mới chết vì nghèo và bệnh. 'Kỷ Sương Vũ' thân là con trai trưởng trong nhà, từng được sống những ngày tháng hạnh phúc ấm no, bây giờ suy bại tới mức phải làm những nghề dưới đáy xã hội cho đến đi xin ăn, phỏng chừng trong lòng ấm ức khó chịu lắm.
Nhưng Kỷ Sương Vũ chỉ cười cười: "Tiếc là ngũ âm của tôi không được đầy đủ."
Khác biệt cả về thời gian lẫn không gian, chẳng biết anh bạn 'Kỷ Sương Vũ' cũ nghĩ thế nào, chứ đồng chí lớn lên ở thời hiện đại chả thấy khó chịu tẹo nào.
Mọi người đều bình đẳng, không có sự phân biệt hay kì thị nghề nghiệp.
Vả lại, chính y là đạo diễn điện ảnh, nhưng trong nhà cũng có bề trên làm trong nghề Hí khúc truyền thống đấy thôi. Thế nên Kỷ Sương Vũ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc.
Người ta nói hai nghề này ở Hoa Hạ vốn có dây mơ rễ má với nhau, lúc điện ảnh bắt đầu du nhập vào Hoa Hạ, các tác phẩm của người Hoa chịu nhiều ảnh hưởng từ nghệ thuật truyền thống. Bộ phim đầu tiên do người nước mình quay giống như Hí kịch vậy.
Chỉ có thể nói rằng, y không biết hát hí thật, không có thiên phú.
Thực ra Kỷ Sương Vũ nghe chán tai những lời na ná thế rồi, nhiều người khuyên y nên xuất hiện trên màn ảnh, vì thấy y có gương mặt diễn viên ăn khách. Lúc ấy cái chí của y không đặt vào đó.
Dạo đó y vừa mới tự túc quay phim, thậm chí có một tên con ông cháu cha lởn vởn trong công ty, thấy y đứng cùng các diễn viên thì chỉ vào và nói muốn nâng y lên làm nam chính...
...
Nói đến hí viên Trường Nhạc lúc này, hậu trường đang nhao nhao lên như ong vỡ tổ.
Trước khi vào trong, Giang Tam Tân đã dặn dò mọi người hôm nay phải khiêm tốn chút, tránh làm các ngài bên trong tức giận, nhất là vị danh giác [3] "Ứng Tiếu Nùng" được mời tới hí viên Trường Nhạc gần đây, ông ta nóng nảy lắm.
[3] Danh giác (名角): Diễn viên ưu tú, từ riêng của hí kịch.
Lúc trước Kỷ Sương Vũ từng đóng vai phụ vài lần ở hí viên rồi, hóng hớt được dăm ba chuyện từ miệng đồng nghiệp nên biết vì sao mà bọn họ lại ồn ào thế.
Ông chủ hí viên họ Từ, tên là Từ Tân Nguyệt, tuổi vẫn còn trẻ. Đây là cơ ngơi tổ tiên truyền lại, đất trống là của anh ta, rạp hát cũng là của anh ta, tự mở tự quản lý, anh ta đã ký hợp đồng lâu dài với gánh hát Hàm Hi để họ tá túc lại đây diễn những vở hí kết hợp giữa Hí kịch và Côn khúc (*).
(*) Lưỡng hạ oa: Chỉ vở hí diễn trên cùng một sân khấu nhưng có sự kết hợp của 2 loại hình khác nhau (Như trong truyện thì là kết hợp giữa Hí kịch và Côn khúc). Kết hợp 3 loại hình thì gọi là Tam hạ oa, tương tự thế.
Diện tích của hí viên Trường Nhạc không rộng cho lắm, cố gắng nhồi nhét thì cũng được đến ba bốn trăm người ngồi, nhưng bù lại vị trí nơi đây rất tốt, thuộc khu vực đông đúc sầm uất, làm ăn phát đạt.
Ông chủ tiền nhiệm, chính là cha Từ Tân Nguyệt, nổi tiếng vắt cổ chày ra nước. Chuyện làm ăn giao cho Từ Tân Nguyệt thì cái đặc tính ấy chỉ có hơn chứ chả kém, mọi người ngấm ngầm gọi anh ta là đồ kẹt xỉ, thằng bủn xỉn.
Nhưng làm bất cứ chuyện gì mà người ta phát triển còn bạn đứng im thì chả khác nào đang thụt lùi.
Hí viên nhà người ta toàn sửa sang đẹp đẽ và tìm đủ mọi cách mời chào khách khứa, riêng ông chủ Từ thì keo kiệt, không chịu bỏ một đồng nào để tu sửa hí viên, cũng chả chịu nhè một cắc nào để mời danh giác. Không thèm quan tâm thì rồi làm ăn cũng ế ẩm lạnh lẽo như gió bấc ngoài trời thôi.
Thậm chí có người nghe phong thanh đâu đó mà tìm đến tận cửa thương lượng, muốn mua lại mảnh đất trống của anh ta.
Bên cạnh đó, người mẹ già của Từ Tân Nguyệt còn bị bệnh, tiêu tiền như nước. Tên bủn xỉn cũng là đứa con có hiếu, ở thời này, ngoại trừ việc hiếu kính bề trên thì còn phải chú trọng sản nghiệp tổ tiên để lại không được động tay động chân bừa phứa, nếu không là bất hiếu, không chỉ bất hiếu với cha mẹ mà còn bất hiếu với mười tám đời tổ tông nhà mình.
Ông chủ Từ thấy bệnh của mẹ mình ngày một ngày hai không khỏi được, nhân lúc còn dư lại ít tiền bèn quyết tâm dốc hết vốn liếng cứu vớt chuyện làm ăn của hí viên.
Anh ta nói hết nước hết cái và bỏ vốn hợp tác với gánh hát Hàm Hi, mời diễn viên hí kịch nổi tiếng đã lâu không tái xuất - Ứng Tiếu Nùng, đến dàn dựng vở kịch mới, đề tài về quỷ thần, tên là "Miếu Linh quan".
Tuy gọi là danh giác, nhưng giới Lê viên lúc bấy giờ cứ độ 5 năm đổi mới một lần, khả năng hút khách của Ứng Tiếu Nùng chắc chắn không bằng ngày xưa rồi. Ai bảo Từ Tân Nguyệt không mời nổi, mà cũng không nỡ bỏ tiền mời diễn viên đang nổi tiếng rần rần hiện nay chứ.
Trừ lần đó, Từ Tân Nguyệt còn cất công làm một chuyến đến tận Thượng Hải, học hỏi kỹ thuật thiết kế sân khấu hot trend nhất, mua đủ các loại đạo cụ, mang về trang trí trông cũng có nét Tây Tây.
Cứ thế dàn dựng kịch xong, treo bảng công bố tiết mục [4] ra bên ngoài, vé xem diễn bán khá chạy.
[4] Bảng công bố tiết mục: chứa tên vở kịch và diễn viên tham gia, thường sơn đen hoặc trắng, có thể xóa đi và thay tên vở kịch khác.
Tiếc rằng cảnh kịch tính còn chưa tới mà phía dưới đã vắng tanh vắng ngắt từ lâu, toang thật rồi ông giáo ạ.
Người ở hậu trường vốn đang tràn đầy niềm tin, dù sao bây giờ các nơi đều học theo cách dựng bối cảnh của Thượng Hải cả, mà cách đó lại học từ kịch phương Tây, vẽ bối cảnh tả thực như tranh sơn dầu, thêm thiết bị tạo ánh sáng màu phản chiếu, vô cùng sôi động.
Trên sân khấu hí kịch Hoa Hạ ngày nay, đang thịnh hành bối cảnh kịch phương Tây nhất.
Không ngờ làm đến thế mà vẫn thua lỗ được.
Gặp phải tình huống này, đương nhiên là... đổ lỗi cho nhau rồi!
Gánh hát, Từ Tân Nguyệt và danh giác nóng tính, ba phe choảng nhau túi bụi.
Bên này thì gánh hát chê trách Từ Tân Nguyệt mãi mà không chọn xong cái phông màn, mấy cái máy móc bố trí chưa đủ khéo, bị cái tên 'chuyên gia bối cảnh' ở Thượng Hải lừa rồi; giọng ca của Ứng Tiếu Nùng không bằng dạo xưa, tiếng hát không giữ chân được khán giả.
Bên kia thì Ứng Tiếu Nùng kêu là nhạc công đệm nhạc của gánh hát làm khó mình, chỉnh âm lên cao quá, thành ra ông ta không phát huy được hết khả năng, làm sao mà giữ chân được người xem.
Từ Tân Nguyệt nhân cơ hội trách móc họ mối nguy rơi xấu đầu rồi còn nội chiến, phí cái món tiền anh ta bỏ ra để trang trí sân khấu và mời Ứng Tiếu Nùng về diễn...
Ứng Tiếu Nùng và bầu gánh đồng loạt gắt anh ta: "Đừng có mà bày đặt! Cậu có biết hát hí kịch quái đâu!!"
- - Ứng Tiếu Nùng không hổ là danh giác xuất thân chính quy, vả lại vai Tịnh [4] toàn yêu cầu diễn viên có thân hình cao to cường tráng. Ông ta cúi xuống nhìn Từ Tân Nguyệt và mở miệng nói, nhìn cái lực bật chữ và kĩ xảo mồm mép kìa, mạnh mẽ đanh thép, sắc nét mượt mà bổ vào mặt Từ Tân Nguyệt.
[4] Tịnh (净): Hay còn có cách gọi khác là vai Hoa kiểm (花脸) trong hí kịch, thường là vai nam hào kiệt, đặc trưng nổi bật là phải vẽ nhiều màu trên mặt.
Từ Tân Nguyệt: "..."
Tức vãi chưởng! Trong mắt lão ta có còn đặt ông chủ vào mắt không hả, nhìn chằm chằm đến mức ông mày suýt ngã quỵ!
Tất cả mọi người chìm vào bầu không khí căng thẳng không dứt ra nổi, thậm chí Từ Tân Nguyệt còn lôi người ngoài là Giang Tam Tân vào cuộc, muốn lão phân xử rõ ràng: "Mấy người nói xem là ai sai?"
Giang Tam Tân nào dám trả lời, chỉ biết cười ha hả, trong lòng thầm nghĩ nếu cứ tiếp tục như vậy thì hí viên Trường Nhạc tuổi đời gần trăm năm toang thật rồi bu em ạ.
"Tôi cảm thấy cả ba bên đều không sai." Một giọng nói nho nhỏ vang lên.
Nghe vậy mọi người cau chặt lông mày, Giang Tam Tân càng hoảng hơn.
Không sai, người nói chen vào chính là Kỷ Sương Vũ ăn chưa đủ no bị hụt hơi.
Từ Tân Nguyệt liếc mắt nhìn: Hễ là kẻ ba phải, mở mồm cứ cậu không sai, anh không sai, tất cả đều không sai. Chả ai có lỗi thì sao buôn bán lại thất bại? Chả lẽ là do khán giả sai à?
Bây giờ tự dưng xuất hiện một kẻ ba phải, anh ta đưa mắt nhìn: "Cậu... cậu là người mới tới của gánh hát ư?"
Nếu không có cuộc cãi vã ngày hôm nay thì Từ Tân Nguyệt cũng chả gặp mặt đám long sáo.
Anh ta thấy bề ngoài Kỷ Sương Vũ đẹp đẽ, theo bản năng tưởng y là một diễn viên, nhưng tuổi tác không giống người mới học hí, trong lòng ngờ vực có khi là thanh niên tính tình xốc nổi vừa được mời đến gánh Hàm Hi, thảo nào lại có gan mở miệng chen ngang.
Giang Tam Tân xấu hổ toát mồ hôi: "Ông chủ, đây là người tôi dẫn đến..."
Người Giang Tam Tân dẫn tới...
Thế thì là long sáo à?
Từ Tân Nguyệt bật cười, tức giận nói: "Đừng có mà bày đặt!"
Đây là câu Ứng Tiếu Nùng và bầu gánh vừa chửi anh ta, theo tiếng địa phương của Bắc Bình thì có thể hiểu một cách đơn giản và thô tục là: "Cậu thì biết cái đếch gì."
Lúc nãy tên bầu gánh và Ứng Tiếu Nùng bắt nạt anh ta, nhưng tốt xấu gì thì anh ta cũng lớn lên ở hí viên, lại còn quản lý chỗ này vài năm, nói chung vẫn hiểu biết hơn so với mấy tên long sáo làm việc tạm thời, thế là anh ta bèn áp dụng câu ấy với Kỷ Sương Vũ luôn.
Ứng Tiếu Nùng cười khẩy, cái thời ông ta còn là giác nhi [5] có tiếng và ăn khách nhất, cùng một cảnh hát hí khúc thôi nhưng tiền ông ta nhận được nhiều hơn cả lão Sinh [6] hay Đán [7], có thể nói là độc nhất vô nhị trong giới Hoa kiểm.
[5] Giác nhi = Danh giác: Cùng là từ chỉ diễn viên ưu tú, từ riêng của hí kịch.
[6] Lão sinh: Sinh là vai nam trong hí kịch, tùy theo tuổi tác và thân phận mà được chia làm lão sinh, tiểu sinh và võ sinh.
[7] Đán/Đán giác: Các vai nữ trong hí kịch.
Nhưng tính tình ông ta nóng nảy, xưa nay ngang ngược thích chọc ngoáy, không khác con cua là bao. Những ngày ở hí viên Trường Nhạc hát hí khúc ông ta đã cãi nhau với không ít người, ngay cả Từ Tân Nguyệt mà ông ta cũng chả thèm đon đả.
Bấy giờ Ứng Tiếu Nùng định hùa theo chế giễu, ai ngờ sau khi ngắm nghía Kỷ Sương Vũ tỉ mỉ thì ông ta vuốt vuốt râu giả, thận trọng nói: "Ồ, mặt mũi đẹp đẽ đấy, để cậu ta nói đi."
Mọi người: "..."
Từ Tân Nguyệt sờ sừo mặt mình, quái lạ, sao anh ta cảm giác như mình bị chửi xéo ấy nhỉ??
Vẻ mặt Kỷ Sương Vũ kiểu tui quen quá rồi: "Cảm ơn ông chủ Ứng."
Mọi người: "..."
Từ Tân Nguyệt: Tức vãi chưởng!!
Tác giả có lời muốn nói:
Kỷ Sương Vũ: Tui cần thịnh thế mỹ nhan để làm gì... Ồ, có tác dụng phết. (Tác giả từng viết 1 bộ Tui cần thịnh thế mỹ nhan mà làm gì?1! - nhà Muối dịch.)
Đào siu nhìu xiềng: Mở bát mở bát nèo. Tui sẽ làm một bài tổng hợp các thuật ngữ trong đây cho các cô hén.
"Ồ, mặt mũi đẹp đẽ đấy, để cậu ta nói đi."
Artist: 藏藏是一只尖脸藏狐
(Ảnh đăng có sự cho phép của artist, vui lòng không mang đi nơi khác ngoài wordpress của nhà Ườn!)
Edit: Đào siu nhìu xiềng
Beta: Chuối
...
Gió bấc rét mướt ùa về, bầu trời Bắc Bình âm u xám xịt, từng đợt tuyết nhỏ đổ xuống che lấp con đường bám đầy bụi bặm. Mặc dù mùa đông ở đây hiếm khi có tuyết rơi nhưng chỉ rất ít người thấy vui mừng cho những bông tuyết.
Tiếng còi xe lửa, tiếng keng keng của tàu điện, tiếng rao đi rao lại của mấy kẻ bán hàng rong, tiếng chuông tay rao bán thuốc, tiếng trống thu mua đồ cũ, tiếng mõ bán dầu... Đủ thứ âm thanh hỗn tạp tràn ngập khắp đường to ngõ nhỏ nơi thủ đô phồn hoa.
Ở Bắc Bình không có hai mùa xuân thu, mùa đông lạnh như cắt thường ập đến đột ngột chẳng hề báo trước, người người nhà nhà phải vội vã khoác thêm áo da bên ngoài cho ấm.
Hay như Kỷ Sương Vũ, trên người chỉ có đúng một bộ trường bào rỗng nửa ruột. Gọi là 'rỗng nửa ruột' vì bên trong cái áo này có tí tẹo bông, nhưng cái đống con con ấy cũng lót được một nửa áo, không đến nỗi lạnh sun vòi...
Tóc trên đầu Kỷ Sương Vũ giấu hết vào trong mũ nỉ, chỉ để lộ gương mặt tuấn tú trắng nõn như tuyết đầu mùa chạm nơi mái hiên, hàng lông mi đen dài nửa che nửa đậy đôi mắt, so ra thì đồng tử nhạt màu hơn nhưng được cái trong veo và đầy sức sống, hệt như lưu ly lấp lánh dưới trăng.
Y cúi đầu giấu tay trong ống tay áo, đi theo sau lão hàng xóm Giang Tam Tân như bảy tám người còn lại, bước vào cửa lớn Hí viên Trường Nhạc.
Câu đối dán trên cửa rất hợp với việc kinh doanh của nơi này:
"Đất trời như sân khấu, kẻ xem kịch hóa người bên trong
Soi bóng mình trong kịch; chớ nói thân ta ở bên ngoài."
Giang Tam Tân liếc nhìn gương mặt đang cúi gằm của Kỷ Sương Vũ, lấy làm lạ mà hỏi: "Sao suốt ngày mài mặt ngoài đường cả đông lẫn hè mà mày vẫn trắng trẻo béo tốt thế hả cháu?"
Mặt Kỷ Sương Vũ chắc chắn không hề béo, thậm chí gầy sọp đi vì mấy ngày nay không được ăn ngon. Nhưng cái ông Giang Tam Tân này chả biết phải miêu tả thế nào, đáng lí ra thì dùng từ da thịt mềm mại mới chính xác.
Vài ngày trước Kỷ Sương Vũ quấn khăn che mặt kín mít suốt nên chả nhìn được một miếng nào, bây giờ không có cái gì che che giấu giấu mới thấy rõ.
Gương mặt ấy nào có giống người nghèo xanh xao vàng vọt, bữa đói bữa no, càng nhìn càng giống đứa bé được gia đình chiều chuộng hết mực, ngày ngày ăn cơm gạo trắng với trứng gà, dáng người rắn rỏi, mặt mày tròn trịa, nom khỏe khoắn biết bao.
Tuy rằng gương mặt y chẳng khác trước đây là bao, nhưng Giang Tam Tân vừa nhìn cái đã cảm thấy bề ngoài Kỷ Sương Vũ đẹp tới mức đáng ngạc nhiên, nhưng vốn từ của lão ít ỏi, chẳng biết phải nói thế nào cho đúng, trong đầu chỉ có bốn từ trắng trẻo béo tốt, cứ thế mà cho rằng đó là từ miêu tả vẻ đẹp đỉnh cao trong lòng mình.
Nét mặt Kỷ Sương Vũ bình tĩnh đáp lời: "Chú Giang, tại cháu lạnh cóng nên mới thế thôi. Khăn quàng cổ cháu để ở nhà cho mấy đứa em rồi."
Giang Tam Tân biết chuyện cha mẹ y qua đời vì bệnh tật, một mình y chăm lo cho mấy đứa em trong nhà, nghe vậy thì xúc động gật gật đầu. Cũng bởi thấy thương Kỷ Sương Vũ nên lão mới nảy ra ý định muốn giúp đỡ hàng xóm láng giềng - dẫn y tới hí viên làm việc kiếm tiền.
Làm trong giới Lê viên [1] như Giang Tam Tân là cái nghề phổ biến, mà lão chỉ đóng vai phụ thôi. Làm lâu rồi được thăng tiến thành người đứng đầu long sáo [2]. Mấy tiểu long sáo trên sân khấu không cứ phải thạo nghề, dùng người ngoài nghề cho đủ quân số cũng được, chỉ cần người đứng đầu đội như lão chỉ đạo rõ ràng cụ thể các động tác là được.
[1] Giới Lê viên hay giới Hí khúc.
[2] Long sáo: Hay còn gọi là văn đường. Thường chỉ các vai diễn quần chúng nói chung như binh tốt, phu dịch.. Bởi vì họ đều mặc áo có hoa văn vằn, hình rồng nên gọi là long sáo. Sau này được dùng để chỉ những người làm việc linh tinh không quan trọng hoặc những vai quần chúng thêm vào cho đủ quân số.
Lão thường dẫn mấy người bạn đến làm cùng, đặc biệt là người không có nghề nghiệp cố định. Đội long sáo không chỉ diễn cố định ở một hí viên này mà lão còn dẫn đội đến cả mấy sân khấu và gánh hát khác nữa.
Chỉ cần lão phụ trách thì trên đài sẽ không xảy ra tình trạng lộn xộn, bởi thế mà gánh hát nào cũng vui vẻ đồng ý hợp tác với lão.
Nhưng Giang Tam Tân nào có biết được rằng, Kỷ Sương Vũ này, từ lâu đã không phải 'Kỷ Sương Vũ' kia rồi!
Kỷ Sương Vũ hiện tại sống ở thế kỷ 21, nghề nghiệp là đạo diễn. Y xuất thân trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, từ các studio nhỏ cho tới những nhà hát lớn, đúng là độ tuổi đạt trạng thái đỉnh cao... Trước khi xuyên đến đây, bộ phim mới vừa đạt doanh thu phòng vé đỉnh của chóp, y đang mải tổ chức tiệc ăn mừng.
Lúc ở bữa tiệc trót nốc nhiều rượu quá, đến khi tỉnh lại đã thấy mình xuyên về gần trăm năm trước. Nhà nghèo rơi nghèo rớt, đã thế còn có bốn đứa em đói khát nheo nhóc đang chờ y nuôi. Con một trong nhà như Kỷ Sương Vũ nào đã từng trải tình huống thế này đâu.
Vì sao mà y trắng trẻo hơn trước rất nhiều? Bởi vì ông đây xuyên qua chứ sao!
Ban đầu Kỷ Sương Vũ cứ ngỡ rằng hồn mình xuyên qua, nhưng khi sờ lên áo ngủ Flannel trên người, soi gương trông thấy mái tóc sáng màu từng tẩy và nhuộm, y mới tin rằng mình đã xuyên cả xác lẫn hồn, chẳng qua ở thời đại này cũng có một người tên là 'Kỷ Sương Vũ', mà bề ngoài đối phương không khác y là bao.
- Không biết 'Kỷ Sương Vũ' của nơi đây có phải đã hoán đổi với y và xuyên tới một trăm năm sau không nữa.
Lúc vừa mới xuyên tới đây, Kỷ Sương Vũ giả vờ bị đau họng để qua mắt vài hôm, dần dần moi được tình hình từ miệng mấy đứa nhóc trong nhà, đồng thời cũng nhận biết được sương sương 70-80% hàng xóm quanh đây.
Mấy hôm nay y luôn cẩn thận giấu gọn mái tóc đã nhuộm của mình đi, chờ cho tóc đen mọc dài ra, y nghĩ mấy trăm năm trước làm gì đã có thuốc nhuộm tóc đâu. Dù sao mình cũng chưa quen thuộc cuộc sống nơi đây, chỉ sợ sơ sảy rồi bị mọi người chỉ trỏ.
Theo như suy đoán của Kỷ Sương Vũ thì đây có thể là một vũ trụ tồn tại song song, bởi vì lịch sử ở đây không giống như ở thế giới y sinh sống, nói không chừng 'Kỷ Sương Vũ' kia chính là y ở thế giới song song ấy chứ.
Mỗi sớm tỉnh giấc, y đều mong đợi mình đã trở lại chiếc giường trong nhà trọ, nhưng cuối cùng đành ôm cái bụng đói và nỗi thất vọng tràn trề đi uống nước lạnh.
Nghèo, nghèo quá, nhà y thật sự là nghèo, vãi, nồi!
Nếu xuyên tới nhà có lu gạo, ít nhất lòng y còn thấy bình tĩnh và tấm tắc thế giới của trăm năm trước. Nhưng đói bụng thì làm gì có tâm trạng, Kỷ Sương Vũ chưa bao giờ trải nghiệm cuộc sống mười ngày nửa tháng không được ăn một miếng thịt bé tí hin.
Cứ cho là một ngày nào đó sẽ được trở về đi, thì điều kiện tiên quyết phải là không chết đói cái đã.
Hóa ra Kỷ Sương Vũ cũ làm cu li chạy việc vặt trên đường phố, chả dành dụm tích góp được bao nhiêu, từ đầu mùa đông thì mất luôn cơ hội việc làm. Y đang ngẫm nghĩ xem mình làm được gì thì chú Giang hàng xóm tốt bụng bảo chú có thể dẫn y đi đóng vai phụ.
Lúc ấy, trong lòng Kỷ Sương Vũ hân hoan lắm, ái chà đóng vai phụ, thế là được đến studio - nơi y quen thuộc rồi.
Chỉ cần có cơ hội vào trong đấy, thì sợ gì không kiếm được tiền dựa vào bản lĩnh của mình nữa, y là đạo diễn, biết cả quay phim và hiểu 70-80% các công việc liên quan trong phim trường và đoàn kịch.
Về sau y mới biết mình đã nhầm to rồi -- cụm từ đóng vai phụ, vốn là từ mượn bên nghề Hí khúc.
Giang Tam Tân nói đi đóng vai phụ, tức là đến hí viên, chứ không phải tới phim trường điện ảnh.
Thôi, tốt xấu gì cũng kiếm được ít tiền, dù mỗi ngày được tí đất diễn cỏn con, nhận tiền công về phải nuôi mấy miệng ăn trong nhà, thành ra vẫn nghèo lắm, đói lắm...
Rốt cuộc thì phải làm sao mới được ăn thịt đây hả?
"Thèm ăn thịt quá." Kỷ Sương Vũ nhỏ giọng lầm bầm.
"Lầm bầm cái gì đấy?" Một người lạ mặt cũng đóng vai phụ ngồi bên cạnh cất giọng hỏi, thấy Kỷ Sương Vũ ngước mắt lên thì hú hồn: "Sao vành mắt đỏ hoe thế này?"
Kỷ Sương Vũ: "Không có gì, buồn thương cho phận tôi nghèo quá thôi."
Người lạ mặt: "..."
Hầy, đúng nghèo thật.
Tất cả mọi người đều là dân nghèo cả, nhưng nhà Kỷ Sương Vũ đông anh em lại không có người lớn, so ra thì nổi trội hẳn, nghèo phát khóc...
Người lạ mặt ngẫm nghĩ rồi nói: "Nếu cậu từng học Hí và biết hát, không bàn tới chuyện có thành diễn viên xuất sắc hay không, ít nhất cũng kiếm được nhiều hơn bây giờ." Dẫu sao chỉ nhìn cái mặt này thôi là đủ biết hóa trang xong sẽ ổn áp lắm cho xem.
Vừa dứt lời thì bị Giang Tam Tân nghe được và trừng mắt cho: "Chỉ toàn nói linh tinh."
Giang Tam Tân biết cha mẹ 'Kỷ Sương Vũ' cũng nòi thư hương, do gia cảnh sa sút mới chết vì nghèo và bệnh. 'Kỷ Sương Vũ' thân là con trai trưởng trong nhà, từng được sống những ngày tháng hạnh phúc ấm no, bây giờ suy bại tới mức phải làm những nghề dưới đáy xã hội cho đến đi xin ăn, phỏng chừng trong lòng ấm ức khó chịu lắm.
Nhưng Kỷ Sương Vũ chỉ cười cười: "Tiếc là ngũ âm của tôi không được đầy đủ."
Khác biệt cả về thời gian lẫn không gian, chẳng biết anh bạn 'Kỷ Sương Vũ' cũ nghĩ thế nào, chứ đồng chí lớn lên ở thời hiện đại chả thấy khó chịu tẹo nào.
Mọi người đều bình đẳng, không có sự phân biệt hay kì thị nghề nghiệp.
Vả lại, chính y là đạo diễn điện ảnh, nhưng trong nhà cũng có bề trên làm trong nghề Hí khúc truyền thống đấy thôi. Thế nên Kỷ Sương Vũ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc.
Người ta nói hai nghề này ở Hoa Hạ vốn có dây mơ rễ má với nhau, lúc điện ảnh bắt đầu du nhập vào Hoa Hạ, các tác phẩm của người Hoa chịu nhiều ảnh hưởng từ nghệ thuật truyền thống. Bộ phim đầu tiên do người nước mình quay giống như Hí kịch vậy.
Chỉ có thể nói rằng, y không biết hát hí thật, không có thiên phú.
Thực ra Kỷ Sương Vũ nghe chán tai những lời na ná thế rồi, nhiều người khuyên y nên xuất hiện trên màn ảnh, vì thấy y có gương mặt diễn viên ăn khách. Lúc ấy cái chí của y không đặt vào đó.
Dạo đó y vừa mới tự túc quay phim, thậm chí có một tên con ông cháu cha lởn vởn trong công ty, thấy y đứng cùng các diễn viên thì chỉ vào và nói muốn nâng y lên làm nam chính...
...
Nói đến hí viên Trường Nhạc lúc này, hậu trường đang nhao nhao lên như ong vỡ tổ.
Trước khi vào trong, Giang Tam Tân đã dặn dò mọi người hôm nay phải khiêm tốn chút, tránh làm các ngài bên trong tức giận, nhất là vị danh giác [3] "Ứng Tiếu Nùng" được mời tới hí viên Trường Nhạc gần đây, ông ta nóng nảy lắm.
[3] Danh giác (名角): Diễn viên ưu tú, từ riêng của hí kịch.
Lúc trước Kỷ Sương Vũ từng đóng vai phụ vài lần ở hí viên rồi, hóng hớt được dăm ba chuyện từ miệng đồng nghiệp nên biết vì sao mà bọn họ lại ồn ào thế.
Ông chủ hí viên họ Từ, tên là Từ Tân Nguyệt, tuổi vẫn còn trẻ. Đây là cơ ngơi tổ tiên truyền lại, đất trống là của anh ta, rạp hát cũng là của anh ta, tự mở tự quản lý, anh ta đã ký hợp đồng lâu dài với gánh hát Hàm Hi để họ tá túc lại đây diễn những vở hí kết hợp giữa Hí kịch và Côn khúc (*).
(*) Lưỡng hạ oa: Chỉ vở hí diễn trên cùng một sân khấu nhưng có sự kết hợp của 2 loại hình khác nhau (Như trong truyện thì là kết hợp giữa Hí kịch và Côn khúc). Kết hợp 3 loại hình thì gọi là Tam hạ oa, tương tự thế.
Diện tích của hí viên Trường Nhạc không rộng cho lắm, cố gắng nhồi nhét thì cũng được đến ba bốn trăm người ngồi, nhưng bù lại vị trí nơi đây rất tốt, thuộc khu vực đông đúc sầm uất, làm ăn phát đạt.
Ông chủ tiền nhiệm, chính là cha Từ Tân Nguyệt, nổi tiếng vắt cổ chày ra nước. Chuyện làm ăn giao cho Từ Tân Nguyệt thì cái đặc tính ấy chỉ có hơn chứ chả kém, mọi người ngấm ngầm gọi anh ta là đồ kẹt xỉ, thằng bủn xỉn.
Nhưng làm bất cứ chuyện gì mà người ta phát triển còn bạn đứng im thì chả khác nào đang thụt lùi.
Hí viên nhà người ta toàn sửa sang đẹp đẽ và tìm đủ mọi cách mời chào khách khứa, riêng ông chủ Từ thì keo kiệt, không chịu bỏ một đồng nào để tu sửa hí viên, cũng chả chịu nhè một cắc nào để mời danh giác. Không thèm quan tâm thì rồi làm ăn cũng ế ẩm lạnh lẽo như gió bấc ngoài trời thôi.
Thậm chí có người nghe phong thanh đâu đó mà tìm đến tận cửa thương lượng, muốn mua lại mảnh đất trống của anh ta.
Bên cạnh đó, người mẹ già của Từ Tân Nguyệt còn bị bệnh, tiêu tiền như nước. Tên bủn xỉn cũng là đứa con có hiếu, ở thời này, ngoại trừ việc hiếu kính bề trên thì còn phải chú trọng sản nghiệp tổ tiên để lại không được động tay động chân bừa phứa, nếu không là bất hiếu, không chỉ bất hiếu với cha mẹ mà còn bất hiếu với mười tám đời tổ tông nhà mình.
Ông chủ Từ thấy bệnh của mẹ mình ngày một ngày hai không khỏi được, nhân lúc còn dư lại ít tiền bèn quyết tâm dốc hết vốn liếng cứu vớt chuyện làm ăn của hí viên.
Anh ta nói hết nước hết cái và bỏ vốn hợp tác với gánh hát Hàm Hi, mời diễn viên hí kịch nổi tiếng đã lâu không tái xuất - Ứng Tiếu Nùng, đến dàn dựng vở kịch mới, đề tài về quỷ thần, tên là "Miếu Linh quan".
Tuy gọi là danh giác, nhưng giới Lê viên lúc bấy giờ cứ độ 5 năm đổi mới một lần, khả năng hút khách của Ứng Tiếu Nùng chắc chắn không bằng ngày xưa rồi. Ai bảo Từ Tân Nguyệt không mời nổi, mà cũng không nỡ bỏ tiền mời diễn viên đang nổi tiếng rần rần hiện nay chứ.
Trừ lần đó, Từ Tân Nguyệt còn cất công làm một chuyến đến tận Thượng Hải, học hỏi kỹ thuật thiết kế sân khấu hot trend nhất, mua đủ các loại đạo cụ, mang về trang trí trông cũng có nét Tây Tây.
Cứ thế dàn dựng kịch xong, treo bảng công bố tiết mục [4] ra bên ngoài, vé xem diễn bán khá chạy.
[4] Bảng công bố tiết mục: chứa tên vở kịch và diễn viên tham gia, thường sơn đen hoặc trắng, có thể xóa đi và thay tên vở kịch khác.
Tiếc rằng cảnh kịch tính còn chưa tới mà phía dưới đã vắng tanh vắng ngắt từ lâu, toang thật rồi ông giáo ạ.
Người ở hậu trường vốn đang tràn đầy niềm tin, dù sao bây giờ các nơi đều học theo cách dựng bối cảnh của Thượng Hải cả, mà cách đó lại học từ kịch phương Tây, vẽ bối cảnh tả thực như tranh sơn dầu, thêm thiết bị tạo ánh sáng màu phản chiếu, vô cùng sôi động.
Trên sân khấu hí kịch Hoa Hạ ngày nay, đang thịnh hành bối cảnh kịch phương Tây nhất.
Không ngờ làm đến thế mà vẫn thua lỗ được.
Gặp phải tình huống này, đương nhiên là... đổ lỗi cho nhau rồi!
Gánh hát, Từ Tân Nguyệt và danh giác nóng tính, ba phe choảng nhau túi bụi.
Bên này thì gánh hát chê trách Từ Tân Nguyệt mãi mà không chọn xong cái phông màn, mấy cái máy móc bố trí chưa đủ khéo, bị cái tên 'chuyên gia bối cảnh' ở Thượng Hải lừa rồi; giọng ca của Ứng Tiếu Nùng không bằng dạo xưa, tiếng hát không giữ chân được khán giả.
Bên kia thì Ứng Tiếu Nùng kêu là nhạc công đệm nhạc của gánh hát làm khó mình, chỉnh âm lên cao quá, thành ra ông ta không phát huy được hết khả năng, làm sao mà giữ chân được người xem.
Từ Tân Nguyệt nhân cơ hội trách móc họ mối nguy rơi xấu đầu rồi còn nội chiến, phí cái món tiền anh ta bỏ ra để trang trí sân khấu và mời Ứng Tiếu Nùng về diễn...
Ứng Tiếu Nùng và bầu gánh đồng loạt gắt anh ta: "Đừng có mà bày đặt! Cậu có biết hát hí kịch quái đâu!!"
- - Ứng Tiếu Nùng không hổ là danh giác xuất thân chính quy, vả lại vai Tịnh [4] toàn yêu cầu diễn viên có thân hình cao to cường tráng. Ông ta cúi xuống nhìn Từ Tân Nguyệt và mở miệng nói, nhìn cái lực bật chữ và kĩ xảo mồm mép kìa, mạnh mẽ đanh thép, sắc nét mượt mà bổ vào mặt Từ Tân Nguyệt.
[4] Tịnh (净): Hay còn có cách gọi khác là vai Hoa kiểm (花脸) trong hí kịch, thường là vai nam hào kiệt, đặc trưng nổi bật là phải vẽ nhiều màu trên mặt.
Từ Tân Nguyệt: "..."
Tức vãi chưởng! Trong mắt lão ta có còn đặt ông chủ vào mắt không hả, nhìn chằm chằm đến mức ông mày suýt ngã quỵ!
Tất cả mọi người chìm vào bầu không khí căng thẳng không dứt ra nổi, thậm chí Từ Tân Nguyệt còn lôi người ngoài là Giang Tam Tân vào cuộc, muốn lão phân xử rõ ràng: "Mấy người nói xem là ai sai?"
Giang Tam Tân nào dám trả lời, chỉ biết cười ha hả, trong lòng thầm nghĩ nếu cứ tiếp tục như vậy thì hí viên Trường Nhạc tuổi đời gần trăm năm toang thật rồi bu em ạ.
"Tôi cảm thấy cả ba bên đều không sai." Một giọng nói nho nhỏ vang lên.
Nghe vậy mọi người cau chặt lông mày, Giang Tam Tân càng hoảng hơn.
Không sai, người nói chen vào chính là Kỷ Sương Vũ ăn chưa đủ no bị hụt hơi.
Từ Tân Nguyệt liếc mắt nhìn: Hễ là kẻ ba phải, mở mồm cứ cậu không sai, anh không sai, tất cả đều không sai. Chả ai có lỗi thì sao buôn bán lại thất bại? Chả lẽ là do khán giả sai à?
Bây giờ tự dưng xuất hiện một kẻ ba phải, anh ta đưa mắt nhìn: "Cậu... cậu là người mới tới của gánh hát ư?"
Nếu không có cuộc cãi vã ngày hôm nay thì Từ Tân Nguyệt cũng chả gặp mặt đám long sáo.
Anh ta thấy bề ngoài Kỷ Sương Vũ đẹp đẽ, theo bản năng tưởng y là một diễn viên, nhưng tuổi tác không giống người mới học hí, trong lòng ngờ vực có khi là thanh niên tính tình xốc nổi vừa được mời đến gánh Hàm Hi, thảo nào lại có gan mở miệng chen ngang.
Giang Tam Tân xấu hổ toát mồ hôi: "Ông chủ, đây là người tôi dẫn đến..."
Người Giang Tam Tân dẫn tới...
Thế thì là long sáo à?
Từ Tân Nguyệt bật cười, tức giận nói: "Đừng có mà bày đặt!"
Đây là câu Ứng Tiếu Nùng và bầu gánh vừa chửi anh ta, theo tiếng địa phương của Bắc Bình thì có thể hiểu một cách đơn giản và thô tục là: "Cậu thì biết cái đếch gì."
Lúc nãy tên bầu gánh và Ứng Tiếu Nùng bắt nạt anh ta, nhưng tốt xấu gì thì anh ta cũng lớn lên ở hí viên, lại còn quản lý chỗ này vài năm, nói chung vẫn hiểu biết hơn so với mấy tên long sáo làm việc tạm thời, thế là anh ta bèn áp dụng câu ấy với Kỷ Sương Vũ luôn.
Ứng Tiếu Nùng cười khẩy, cái thời ông ta còn là giác nhi [5] có tiếng và ăn khách nhất, cùng một cảnh hát hí khúc thôi nhưng tiền ông ta nhận được nhiều hơn cả lão Sinh [6] hay Đán [7], có thể nói là độc nhất vô nhị trong giới Hoa kiểm.
[5] Giác nhi = Danh giác: Cùng là từ chỉ diễn viên ưu tú, từ riêng của hí kịch.
[6] Lão sinh: Sinh là vai nam trong hí kịch, tùy theo tuổi tác và thân phận mà được chia làm lão sinh, tiểu sinh và võ sinh.
[7] Đán/Đán giác: Các vai nữ trong hí kịch.
Nhưng tính tình ông ta nóng nảy, xưa nay ngang ngược thích chọc ngoáy, không khác con cua là bao. Những ngày ở hí viên Trường Nhạc hát hí khúc ông ta đã cãi nhau với không ít người, ngay cả Từ Tân Nguyệt mà ông ta cũng chả thèm đon đả.
Bấy giờ Ứng Tiếu Nùng định hùa theo chế giễu, ai ngờ sau khi ngắm nghía Kỷ Sương Vũ tỉ mỉ thì ông ta vuốt vuốt râu giả, thận trọng nói: "Ồ, mặt mũi đẹp đẽ đấy, để cậu ta nói đi."
Mọi người: "..."
Từ Tân Nguyệt sờ sừo mặt mình, quái lạ, sao anh ta cảm giác như mình bị chửi xéo ấy nhỉ??
Vẻ mặt Kỷ Sương Vũ kiểu tui quen quá rồi: "Cảm ơn ông chủ Ứng."
Mọi người: "..."
Từ Tân Nguyệt: Tức vãi chưởng!!
Tác giả có lời muốn nói:
Kỷ Sương Vũ: Tui cần thịnh thế mỹ nhan để làm gì... Ồ, có tác dụng phết. (Tác giả từng viết 1 bộ Tui cần thịnh thế mỹ nhan mà làm gì?1! - nhà Muối dịch.)
Đào siu nhìu xiềng: Mở bát mở bát nèo. Tui sẽ làm một bài tổng hợp các thuật ngữ trong đây cho các cô hén.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương