Về Thời Dân Quốc Làm Đạo Diễn

Chương 4



*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

"Anh mọc tóc bạc lại càng xinh đẹp hơn."

"? Nói thừa."



Edit: Đào siu nhìu xiềng

Beta: Bơ

Thèm thịt đến mức bạc đầu ư? Có chóa nó tin!

Người ta đang tưởng tượng câu chuyện xa xưa đầy mộng mơ lại bị Kỷ Sương Vũ kéo tuột về hiện thực, ai cũng mất hứng, chẳng muốn tin cái lí do sứt mẻ ấy.

Mỗi Giang Tam Tân là ngược lại, lão tỏ vẻ do dự. Lâu nay mình chưa từng nghe nói Kỷ Sương Vũ phải lòng con gái nhà ai — dẫu rằng y tuấn tú đẹp trai đấy, nhưng trong nhà phải nuôi bốn đứa em thơ, nghèo đến mức mấy cô gái trong con hẻm nhỏ chỉ có thể lặng lẽ chúc y sớm tốt lên nữa là.

Cha mẹ y qua đời cũng đã mấy năm rồi, nói là do chuyện tình cảm hay lòng hiếu thảo với người đã khuất cũng không đúng lắm.

Chẳng lẽ... là thèm ăn thật???

Ánh mắt Giang Tam Tân dần thay đổi, để ý kĩ sẽ thấy dường như có phần... kính trọng?

Nói thế nào được nhỉ, bảo thèm thịt thì nghe vừa mất mặt vừa thảm hại, nhưng thèm đến nước này, thật sự là không khỏi khiến người ta phải... nể phục ấy!

Ngay cả Từ Tân Nguyệt cũng không nhịn được giơ ngón tay cái, thảo nào Kỷ Sương Vũ lại dũng cảm đứng lên tự đề cử mình, hóa ra là đói đến mức ngực dán vào lưng rồi.

Kỷ Sương Vũ nhìn ngón tay cái dựng thẳng kia rồi liếc mắt vào trong phòng Từ Tân Nguyệt, y nhớ hộp bánh kia ghê.

Nếu ông chủ thương xót tôi như vậy, hay là...

Từ Tân Nguyệt cứ như nhìn thấu suy nghĩ của y, nhanh tay đổ nước trà thừa trong ấm tích xuống đất, đuổi khéo: "Đứa trẻ đáng thương, vừa mới được phát tiền công đấy, mau mau đi mua thịt ăn đi!"

Kỷ Sương Vũ: "..."

Phải mặt dày đến đâu mới bày ra được dáng vẻ hào phóng ấy vậy. Ông chủ à, anh phát hai túi tiền đồng nhỏ chứ không phải là hai túi vàng nhé!

Nhưng anh ta cũng nói đúng, Kỷ Sương Vũ nên tranh thủ thời gian chạy đi mua đồ ăn thôi.

Gió bấc bên ngoài thổi lồng lộng, bên đường có người bán khoai lang rong thỉnh thoảng lật lại củ khoai trên giá. Nếu có ai muốn mua, anh ta sẽ dùng cây chổi nhỏ phủi sạch bụi trên củ khoai đi, tuy rằng buôn bán nhỏ nhưng nhìn yên bình thoải mái lắm.

Trước đây Kỷ Sương Vũ làm việc quần quật cả một ngày cũng chỉ đủ tiền cơm hôm ấy, chẳng để dành được cắc nào. Nhà có năm miệng ăn, hầu như các bữa đều toàn ăn khoai lang hoặc mì thịt nát [1]. Kiểu mì này làm từ sợi mì trắng, bỏ thêm chút nước tương với giấm, chứ y nghèo kiết xác không mua nổi sốt tương đen hay nước dùng đổ vào.

[1] Mì thịt nát: Là mì dùng phần thịt thừa ở cửa hàng, ăn cho qua bữa.

Ăn hai bữa còn được, chứ ăn mãi chỉ muốn rớt nước mắt.

Lần này y chẳng thèm nhìn khoai lang nóng hổi phía bên kia mà đi thẳng sang quán cơm, mượn hộp đựng của bọn họ rồi mua một bát canh thịt dê lớn, thêm hai cái màn thầu ngũ cốc. Lúc đi ngang qua tiệm bánh lại ghé vào, tốn thêm 10 văn mua một túi bánh quẩy đường.

Từ Tân Nguyệt đưa hai túi tiền đồng, mỗi túi có 10 đồng. Quy đổi qua thì 1 đồng tương đương với 10 văn tiền. Hai túi có tổng cộng 200 văn, áng chừng có thể đổi được 2 nguyên.

Ban nãy mua canh thịt, màn thầu và bánh quẩy đường hết tất cả 35 văn.

Than nắm vẫn đốt được thêm vài ngày, số tiền còn dư đều dùng để mua lương thực. Tuy rằng dạo gần đây gạo lên giá, mua khoảng 60kg tốn hơn 6 nguyên. Nhưng nếu chỉ mua lương thực phụ như ngô khoai sắn thì cũng không lo chết đói trong khoảng thời gian ngắn.

Ngày mai lại đi mua sau, giờ bụng đói xách không nổi..

Đường ở Bắc Bình ấy à, không thể đi nhanh được. Người ta hay rỉ tai nhau rằng đường ở đây 'Đẹp 7 năm, xấu 700 năm', nên y phải thật cẩn thận để không ngã vỡ bát.

Đường nhựa hay đường bê tông cũng có tu sửa đấy, nhưng chủ yếu ở khu phố buôn bán và khu của dân nhà giàu. Còn đường về nhà Kỷ Sương Vũ không nằm trong danh sách ấy, nếu không phải đường toàn đá thì cũng là đường đất, vào trong ngõ thì có mà bụi đất mù mịt.

Y sống ở khu dân cư xập xệ được trùng tu từ những căn nhà tứ hợp viện tại hẻm trống nhỏ. Nơi này được gọi là trống nhỏ bởi vì nằm sát bên cạnh một cái chợ thu gom đồ cũ. Khi đó người đi thu gom sẽ thường gõ cái trống nhỏ báo hiệu cho mọi người biết, vậy nên mới có tên như vậy.

Đến hẻm trống nhỏ rồi, Kỷ Sương Vũ không vội về nhà ngay mà đến nhà Giang Tam Tân biếu túi bánh quẩy đường kia. Khoản tiền hôm nay kiếm được vốn là nhờ Giang Tam Tân giúp đỡ nên y mới có cơ hội trổ tài.

Ngày thường vốn chẳng dư dả bao nhiêu, hiện giờ cũng chỉ có mấy đồng nhưng nhất định phải dành ra 10 văn. Dù chỉ mua bánh quẩy đường bình thường nhất của tiệm thì cũng là tấm lòng đáng quý rồi.

Giang Tam Tân là người nhiệt tình, bình thường hay dẫn mọi người đi đóng vai phụ kiếm chút tiền, đối phương chưa bao giờ đòi trích hoa hồng. Nhưng ai mà chẳng thích làm ơn được đền đáp, chưa kể nhà lão còn có hai đứa nhóc ham ăn, cầm lấy bánh quẩy đường thôi đã vui như bay lên mây rồi kìa.

Kỷ Sương Vũ vào nhà Giang Tam Tân chào hỏi vài câu xong mới quay về nhà mình.

...

"Anh về rồi đây." Kỷ Sương Vũ mở cửa, trong căn phòng tối om chỉ có ánh lửa le lói từ lò than, nhà cửa chả có đồ đạc gì, trừ bếp lò thì có mỗi một cái chậu với một cái thùng, mấy bộ bát đĩa, hai cái chăn và vài cuốn sách cũ.

"Anh cả!"

Đám nhóc nhảy xuống giường sà tới chỗ y. Em hai đỡ đống đồ trong tay Kỷ Sương Vũ, mặc dù tuổi nhóc cũng không lớn lắm nhưng phải làm việc nhiều nên lực tay khá chắc khỏe.

"Anh đây.." Kỷ Sương Vũ nhìn cả lũ một lượt, lo lắng hỏi: "Em gái đâu rồi? Con bé ra ngoài nhặt xỉ than chưa về à?"

Trời đông lạnh cóng, nhà bọn họ lại không mua được nhiều than đá để dùng, vậy nên rảnh rỗi bọn nhỏ sẽ đi gẩy đống tro bếp nhà người ta xem còn cục than nào đốt chưa hết thì nhặt về để dành sau này dùng.

"Anh cả ơi, em ở đây."

Giọng điệu tủi thân của em ba vang lên phía sau.

"Cái lùm mía!" Kỷ Sương Vũ giật bắn mình, vội cúi đầu xuống nhìn. Con bé đang ngồi xổm cạnh chân y cầm keo dính dán giày.

Người nghèo bị hỏng giày tất nhiên không có chuyện mua ngay đôi mới để đi, càng không trả nổi tiền công cho thợ đóng giày, đành phải dùng keo da trâu dán lại rồi tiếp tục xỏ chân.

Đây chính là em gái thứ ba trong nhà...

Lúc Kỷ Sương Vũ mới xuyên tới đã bị đứa em này dọa hết hồn mấy lần. Da dẻ con bé hơi ngăm đen, mới lên 9, người ngợm gầy loắt choắt, cảm giác tồn tại cực kỳ mờ nhạt khiến Kỷ Sương Vũ hay có cảm giác em gái mình thoắt ẩn thoắt hiện như ma.

Đấy, vừa nãy con bé ở ngay bên cạnh mà y có thấy đâu!

Chung quy là do ánh sáng trong phòng yếu quá rồi..

Nhớ đèn điện ghê.

Thời này tuy đã có điện có đèn rồi, nhưng đó là thứ cực kỳ xa xỉ đối với gia đình y. Cũng chưa thấy có hí viên nào dùng đèn điện, có thể thử tuyên truyền bán xem sao.

"Khụ, được rồi, ăn chút gì thôi nào. Anh có mua canh thịt dê đây, hâm nóng lên rồi mình ăn." Kỷ Sương Vũ dùng luôn bếp than đang cháy để hâm canh. Y cũng không phải kiểu người quen việc chăm nom người khác, chẳng qua đám em toàn là trẻ con nên đành phải kiên trì làm thôi.

Mấy ngày nay đều như thế cả. Khủng khiếp nhất là cái lần em gái thứ tư trong nhà đái dầm, y phải dọn dẹp sạch, nước mắt suýt nữa tuôn rơi giữa tiết trời đông lạnh giá.

Kỷ Sương Vũ cởi mũ vải ra cho tiện, lò bếp bập bùng, sợi tóc trắng phản chiếu ánh hồng từ lò lửa, trong mắt y dường như cũng có ngọn lửa đang nhảy múa.

Thực ra bốn đứa nhỏ ít nhiều cảm nhận được người anh mình quấn quýt sớm chiều có gì đó là lạ, người ngoài không biết chứ bọn chúng nhận ra được.

Nhưng có lẽ đây là Kỷ Sương Vũ ở vũ trụ song song thật nên cả lũ chỉ nghĩ anh cả hơi thay đổi chứ không ngờ được rằng đây vốn không phải người anh ban đầu.

Vả lại mỗi ngày ăn còn chẳng no, hơi đâu có sức mà nghĩ nhiều...

Em bốn chăm chú nhìn Kỷ Sương Vũ một lát, đánh bạo nói: "Anh mọc tóc bạc lại càng xinh đẹp hơn."

Em hai định uốn nắn lại lời em gái, sao có thể dùng từ này để miêu tả anh cả chứ, nhưng chợt nghe thấy Kỷ Sương Vũ nói: "? Nói thừa."

Em hai: "..."

Kỷ Sương Vũ vốn biết mặt mũi mình ngon nghẻ, vả lại y là người đến từ thời hiện đại văn minh cởi mở, bị người ta khen xinh đẹp thôi chứ có gì ghê gớm đâu.

Lúc này canh thịt dê dần sôi, mùi thơm thoảng theo hơi nóng, nước canh màu trắng ngà bao bọc mấy miếng thịt dê non, thêm ít nội tạng, còn có miếng củ cải trắng hầm cách thủy hơi nát.

Cửa hàng y mua canh là tiệm có danh tiếng lâu đời, thịt dê được chế biến khéo léo hết mùi hôi, rắc thêm hạt tiêu lên trên lại càng dậy mùi.

Mấy đứa nhóc nuốt nước bọt ừng ực. Là đứa bé lớn nhất trong nhà chỉ sau Kỷ Sương Vũ nên em hai biết suy nghĩ hơn, cậu nhìn mấy miếng thịt hỏi: "Anh cả, sao hôm nay kiếm được nhiều tiền vậy?"

Kỷ Sương Vũ nghĩ, suy cho cùng vẫn là con nít, nghĩ nhiều thì nhiều nhưng vẫn không hơn được bao nhiêu, nếu không đã nghi ngờ anh mình lén lút làm trai bao bên ngoài rồi....

"Kiếm thêm được một việc thôi." Kỷ Sương Vũ bình tĩnh đáp, nom canh thịt nóng rồi bèn múc cho mỗi người một ít, sau đó lại lấy màn thầu cướp từ chỗ Từ Tân Nguyệt ra, cộng thêm màn thầu ngũ cốc, chia cho cả nhà nhúng canh ăn kèm.

Màn thầu mang theo cả quãng đường đã sớm đông cứng, giờ ngâm vào trong canh dê nóng hổi lại xốp mềm. Kỷ Sương Vũ bẻ bánh ra mới phát hiện, bánh của Từ Tân Nguyệt không phải bánh bao chay, bên trong còn kẹp ít thịt ba chỉ băm vụn.

Đáng lẽ có nhân thì phải gọi là bánh bao, nhưng thực ra loại màn thầu có thịt thái lựu này là kiểu bánh lót dạ đặc trưng của người Bắc Bình, bên trong thêm ít thịt trông mới đẹp. Kỷ Sương Vũ không rõ điều ấy, lúc đó y không tính nhón thứ khác, chỉ nghĩ đơn giản rằng lấy ít màn thầu là biết điều lắm rồi.

— Tất nhiên, hoàn toàn không có ý bác bỏ suy nghĩ Từ Tân Nguyệt quá keo kiệt bủn xỉn!

Kỷ Sương Vũ uống một ngụm canh nóng cho ấm dạ trước, sau đó ăn hai miếng thịt dê rồi mới bắt đầu ăn bánh bao nhỏ trắng mềm với củ cải trắng. Củ cải chứa nhiều nước, trong lúc ninh chín đã ngấm nước canh thịt đậm đà, mùi thơm lừng.

Thức ăn nóng hổi trôi xuống bụng, cơ thể cũng ấm áp theo, đúng là tuyệt cú mèo.

"Anh cả, cho anh cái này." Em hai định đưa nốt nửa cái màn thầu cho Kỷ Sương Vũ, "Anh vất vả rồi. Mấy đêm nay em toàn nghe thấy anh cả nói mớ à."

"Em ăn đi." Kỷ Sương Vũ từ chối, vì là con một nên vẫn chưa quen việc anh em chia sẻ nhường nhịn nhau cho lắm.

Em hai: "Anh cả còn phải làm việc, anh ăn đi."

Kỷ Sương Vũ: "Không phải, anh thích ăn thịt hơn."

Em hai: "..."

Mỗi người được chia vài miếng thịt, thêm xíu thịt vụn trong bánh, vớt tí cái đã hết sạch rồi, nhưng vẫn chưa bớt thòm thèm.

Thôi, tốt xấu gì cũng được nếm lại vị thịt rồi, Kỷ Sương Vũ đắm chìm trong dư vị còn sót lại, thuận miệng hỏi: "Anh còn nói mớ nữa hả?"

Ban ngày y làm việc cực nhọc, đến tối ngủ say tít thò lò, nào biết bản thân nói gì đâu.

"Hôm bữa thay đồ cho em bốn đái dầm xong, anh vừa nằm ngủ được một lúc đã lẩm bẩm mấy câu, gì mà 'Không muốn làm người mẹ có giới tính đàn ông đâu'.". Em trai ngây thơ nhìn Kỷ Sương Vũ, "Nghĩa là gì vậy anh cả?"

Kỷ Sương Vũ: "..."

Hu hu hu, nghĩa là anh cả khổ cực như một con trâu vậy! Anh mày thật sự không biết chăm trẻ con đâu!

"Em cũng nghe thấy nữa." Em ba đột ngột nhanh nhảu chen vào.

Tại sao phải dùng từ đột ngột để miêu tả ư? Vì mặc dù em ba ngồi yên bên cạnh từ nãy tới giờ, nhưng em nó như sắp hòa làm một với màn đêm đen thui ấy, hơi thở mỏng manh, suýt nữa lại dọa Kỷ Sương Vũ nhảy dựng lên.

"Ảnh nói cái gì thế?" Em hai hỏi, muốn biết xem mình có nghe được lời đó không.

Em ba trầm ngâm suy tư một lúc: "Hình như là 'Không cần anh em hồ lô đâu'. Anh cả ơi, 'anh em hồ lô' là ai vậy ạ? Là con của 'người mẹ đàn ông' hả?"

Kỷ Sương Vũ: "..."

...Chính là nhóc đấy! Em bé tàng hình!

Mỗi ngày về đến nhà đều bị con bé dọa cho mấy lần, mệt xỉu.

Kỷ Sương Vũ đánh lừa đáp: "Không phải đâu, toàn là lời thoại kịch thôi. Em mau ăn nhanh đi, em sáu."

Ủa đào đâu ra em sáu ở đây??

Đám nhóc ngơ ngác còn đang định sửa lời thì đã bị Kỷ Sương Vũ vỗ đầu nhắc ăn nốt cơm rồi.

...

Tuy tiền tiết kiệm đã lùi về con số không tròn trĩnh, nhưng mấy ngày tới này, Kỷ Sương Vũ không cần phải chạy quanh mấy hí viên để đóng vai phụ nữa, không phải lo lắng hôm nay liệu có bị đói bụng hay không. Y chỉ cần ở yên trong hí viên Trường Nhạc, dốc lòng giúp Từ Tân Nguyệt sửa sang lại sân khấu lần nữa, hoàn thành việc thiết kế.

Nhờ có bệnh mê sắc đẹp của Ứng Tiếu Nông mà Kỷ Sương Vũ có thể ở trước mặt ông nói mấy câu.

— Lại nói, tài ăn nói của Kỷ Sương Vũ trước kia vốn không tốt đến vậy. Chẳng qua làm đạo diễn lâu rồi, vì muốn đưa quan niệm của riêng mình vào trong tác phẩm, phải thương lượng với nhà đầu tư, phải giải thích cho diễn viên hiểu, phải miêu tả cho thợ quay phim biết... nên cứ thế rèn giũa bản thân thôi.

Khuyên nhủ mãi như vậy, ngay cả Ứng Tiếu Nông tính tình khó ưa cũng chịu đồng ý đi mua chút bánh ngọt mời dàn nhạc của gánh hát ăn lấy thảo.

Sao lại gọi là 'lấy thảo' ư, thế thì phải kể tới việc các nhạc công bè đệm thường được trả ít hơn so với những diễn viên trên sân khấu. Nhưng diễn kịch vốn cần sự hợp tác chặt chẽ, nếu người đệm nhạc không muốn cho cậu hát thoải mái thì sẽ gây khó dễ ít nhiều.

Vậy nên việc diễn viên lén chuẩn bị quà để dàn xếp nhạc đệm có tên gọi như thế. Kiểu này ghê gớm lắm đấy nhé, nhất là để nhờ vả nhạc công ra sức hết mình, diễn viên cũng thường âm thầm đưa thêm tiền nịnh nọt người ta.

Lúc trước Ứng Tiếu Nông không 'săn sóc hỏi han' bọn họ, thành ra không thể hát tốt được.

Bây giờ đi một chuyến rồi, bên kia cũng đã nhận, mọi người coi như bắt tay làm hòa.

Kỷ Sương Vũ vì hiệu quả cuối cùng mà nghĩ ngợi. Y còn muốn thử xem, liệu vở hí này có thể tăng thêm mấy cảnh diễn nữa hay không, tiếc rằng không chen mồm vào được nữa, khiến y bứt rứt tay chân mãi.

Kỷ Sương Vũ bèn lượn qua ướm hỏi Từ Tân Nguyệt: "Ông chủ ơi, anh có muốn thuê tôi làm đạo diễn luôn không?"

"Đạo diễn là cái gì?" Từ Tân Nguyệt mù mờ hỏi.

"Chính là một người có toàn quyền quyết định những việc về diễn xuất, chịu trách nhiệm mọi thứ liên quan đến vở hí, từ ánh sáng, âm thanh đến biểu diễn, chỉ đạo mọi người luyện tập để làm sao đạt được hiệu quả tốt nhất khi lên sân khấu." Kỷ Sương Vũ giải thích cặn kẽ, "Phim điện ảnh của phương Tây có chức vị này, bản thân tôi cũng có những cách nhìn nhận riêng với nội dung vở kịch, nếu sửa lại vài chỗ thì hiệu quả sẽ càng thêm xuất sắc."

Từ Tân Nguyệt cũng đã từng xem phim chiếu bóng nhưng chả để ý đạo diễn bao giờ, anh ta vội vàng phản đối: "Giới Lê viên xưa nay đâu có quy củ này, lại còn diễn tập tại chỗ? Nghe không khác nào lấn sân cả. Chưa kể một người ngoài nghề như cậu còn đòi dựng kịch cho người trong nghề á?"

Lấn sân tức là chỉ việc một diễn viên dành thời gian tìm hiểu, học diễn vai mình không biết, điểm đáng chú ý chính là 'gặp trên sân khấu', dựng kịch ngay tại chỗ. Tên chuyên gia này đúng là không biết xấu hổ, nói ra thôi cũng mất cả mặt.

Từ Tân Nguyệt công nhận, việc Kỷ Sương Vũ rủ rỉ với Ứng Tiếu Nông chuyện đưa phí lót tay có thể chứng minh y cũng có hiểu biết kha khá về Lê viên, về các bộ phận bố trí dàn cảnh. Nhưng làm đạo diễn á? Nằm mơ hả?

Diễn viên hí kịch đúng là có khớp diễn trước khi lên sân khấu, cũng có người chỉ đạo hướng dẫn, tất cả đều là cách để nâng cao hiệu quả. Nhất là kịch võ lại càng phải chú ý dàn dựng chính xác từng li từng tí. Nhưng trang bị thêm chức đạo diễn thì là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Nghề hí khúc trước giờ không có chức đạo diễn, mọi người đều tự lo riêng phần mình, nhạc công thì phụ trách phần nhạc công; diễn viên thì tự luyện tập; thầy dạy thì lo dạy bảo truyền lại những gì tâm huyết nhất, tự cải thiện giọng hát của bản thân.

Cái chức đạo diễn này vốn là đẻ ra từ phương tây mà.

Cho dù ở thời hiện đại, việc sân khấu hí kịch có thực sự cần đến đạo diễn hay không vẫn là vấn đề gây tranh cãi, có rất nhiều diễn viên hí kịch tiếng tăm không thích để đạo diễn đến hướng dẫn, chỉ bảo phải làm thế nào.

Kỷ Sương Vũ hiểu rõ điều này, y chỉ muốn thử xem thôi. Dù sao thì trường hợp của hí viên Trường Nhạc cũng khác, nhỡ đâu Từ Tân Nguyệt đang trong cơn tuyệt vọng cũng đánh liều thử xem thì sao. Chẳng ngờ Từ Tân Nguyệt lại kiên trì với suy nghĩ của mình đến thế, y lẩm bẩm nói: "Đúng là không dễ xúi giục..."

Từ Tân Nguyệt: "..."

Kỷ Sương Vũ chuồn lẹ, nhưng không phải y tán đồng với ý của Từ Tân Nguyệt. Bản thân y cho rằng sân khấu hí kịch có thể có đạo diễn.

Với cả đạo diễn đầu tiên của hí khúc Hoa Hạ trong tương lai vốn là học kịch nói mà ra.

Nhưng người lớn trong nhà cũng đã từng kể cho y nghe một câu chuyện rằng mấy chục năm về sau, giới hí kịch có một đạo diễn họ Kinh cải biên lại tác phẩm kịch truyền thống, ấy là một ví dụ điển hình cho sự phát triển thành công. Khi đó được ca tụng là 'Một vở kịch cứu sống cả một dòng hí kịch".

Vậy nên xét cho cùng, hí kịch không sợ bị đạo diễn xen vào, chỉ sợ không có đạo diễn nghiệp vụ tốt mà thôi. Dù sao cái ngành này cũng khá phức tạp.

Kỷ Sương Vũ đoán chừng lời của mình bây giờ chưa có sức nặng, thế nên không vội vã tranh luận làm gì.

...

Bởi vì thiết kế chiếu sáng cần phải thay đổi đôi chút, nhưng kiến thức của Kỷ Sương Vũ ở phương diện này và trình độ khoa học kỹ thuật hiện tại cũng khá hạn chế. Có vài khái niệm cần phải đọc sách chuyên ngành thì mới được.

Kỷ Sương Vũ vốn định đến trường đại học hoặc viện nghiên cứu để tìm tí may mắn. Nhân viên hậu cần của gánh hát biết rõ mấy chuyện này, niềm nở chỉ đường cho y: "Nếu không có người quen trong trường thì không được vào đâu. Chi bằng anh đến thư viện ấy, vừa khéo bữa trước tòa soạn Côn Luân mới mở một thư viện, nghe nói là phục vụ mọi tầng lớp xã hội, người người nhà nhà đều có thể vào trong đọc sách."

Người làm công tác hậu trường dù chỉ phụ trách thay đạo cụ, là kiểu người làm công việc tạp vụ thôi nhưng lúc nào cũng kiêu ngạo tự tin. Diễn viên có cảnh cần dùng đến đạo cụ và ảo thuật đều cần họ phối hợp hỗ trợ, như vậy thì vở diễn mới hay.

Có những diễn viên nổi tiếng còn dẫn theo người chạy việc riêng cho mình, vì vậy họ càng thêm đắc ý, có người còn phô trương hơn cả diễn viên họ theo nữa cơ.

Nhân viên hậu trường của gánh hát Hàm Hi nhiệt tình với Kỷ Sương Vũ đến thế, tất nhiên là vì y mới trở thành chuyên gia dàn cảnh. Theo lý là cùng một dạng với dân chạy việc bọn họ đấy, một mình Kỷ Sương Vũ thôi làm sao mà đủ, đến lúc đó chắc chắn phải cần bọn họ tới hỗ trợ đặt đạo cụ.

Thế thì chẳng phải dân hậu cần học lỏm được mấy chiêu rồi à.

Thái độ còn không tốt được chắc.

Kỷ Sương Vũ mừng rỡ, thời này muốn đọc sách cũng khó, không ngờ lại có cả thư viện công cộng rồi, "Tôi cần xem một ít sách ngoại nhập, thư viện có loại này không?"

"Đấy là tòa soạn Côn Luân hẳn hoi, sao có thể không có?" Đồng chí hậu cần cười mãi không ngừng, "Tòa soạn Côn Luân không chỉ nổi tiếng nhất lĩnh vực báo chí mà họ còn biên dịch sách phương Tây nữa. À đấy, chuyện ầm ĩ của nhà họ Chu cũng nhiều ra phết đấy."

Tòa soạn Côn Luân là sản nghiệp của danh gia vọng tộc họ Chu tại Bắc Bình. Cụ cố nhà họ Chu sống ở Thượng Hải, lo liệu công việc giao thiệp với thị trường nước ngoài, sáu đứa con đều có sản nghiệp kinh doanh riêng, dấu chân trải rộng trời nam đất bắc.

Nhà họ Chu là người thổi làn gió mới, muốn nam nữ trong nhà bình đẳng như nhau, vì vậy mỗi vị tiểu thư đều có phòng riêng của mình.

Tòa soạn Côn Luân vốn được gia tộc đổ tiền vào, sau do một tay cô ba nhà họ Chu phát triển, hiện giờ đã trở thành trụ cột trong giới xuất bản của Hoa Hạ, là một trong ba nhà xuất bản lớn nhất.

Đáng tiếc cô ba bạc phận mất sớm, tòa soạn sang tay chi thứ, đến tận mấy năm trước mới do con trai duy nhất của cô ba là Chu Tư Âm đòi về.

Tòa soạn Côn Luân tập trung xuất bản sách báo thuộc lĩnh vực phương tây như khoa học xã hội rồi các loại hình nghệ thuật mới, các ấn phẩm của họ vô cùng nổi tiếng. Nhưng tất cả đều là nền móng do cô ba họ Chu gây dựng nên, phía chi thứ bao năm nay chẳng có tiến triển gì.

Ấy thế mà sau khi anh chàng Chu Tư Âm tuổi đời còn trẻ kia tiếp quản đã nghĩ ra bao nhiêu mánh khóe thúc đẩy lượng tiêu thụ sách, còn hào phóng đưa những cuốn sách được nhà họ Chu sưu tầm bấy lâu nay đến với người đọc, chuyện này đã nhận được cơn mưa lời khen từ mọi tầng lớp trong xã hội. Nhờ thế mà có tiếng trong Bộ giáo dục, từ đó cướp mất cơ hội xuất bản sách giáo khoa độc quyền của đối thủ cạnh tranh là tòa soạn Hoa Sơn, mở rộng phạm vi kinh doanh.

"Tính nết của giám đốc bọn họ rất quái đản, nóng nảy khó chiều. Lúc vừa mới giành lại được tòa soạn đã cãi nhau ầm ĩ với người lớn ở chi thứ. Sau đó đăng thẳng bài lên trang nhất tờ báo mắng người kia suốt ba ngày..."

Hỗn láo đến thế cơ à? Thời xưa không phải chú trọng tôn ti lắm sao, Kỷ Sương Vũ bèn hỏi, "Vậy anh ta có bị phạt không?"

Cậu nhân viên tạp vụ cười cười: "Không hề. Bởi vì anh ta mắng xéo xắt quá, thành ra sáng lập kỷ lục tiêu thụ báo đắt như tôm tươi. Ngay cả cụ cố nhà họ ở bên Thượng Hải cũng phải cất lời khen ngợi nữa là."

Kỷ Sương Vũ: "..."

Kỷ Sương Vũ: "Ủa, cái này cậu cũng biết ư?" Cứ như nằm dưới gầm giường nhà người ta hóng chuyện vậy, nghe không đáng tin cho lắm. Nếu là vậy thật thì người nhà này cũng ghê gớm phết chứ đùa.

Nhân viên tạp vụ: "Cái này cũng được Chu Tư Âm coi là 'tin vui' mà đăng lên báo đó....."

Kỷ Sương Vũ: "..."

Được rồi, đúng là xứng danh thời đại xã hội rối ren.
Chương trước Chương tiếp
Vietwriter; Bongdaso; Bongdapro; Keonhacaivip; W88; NEW88; NEW88;
Tele: @erictran21
Loading...