Xuân Yến Hí Tình
Chương 1
Lí Áng không thể ngờ được Phương Hồi là kẻ phản động.
Điều bất ngờ hơn nữa là cậu biết tin tức này từ miệng người khác sau khi anh đã chết.
Nhà họ Phương kinh doanh mấy đời, danh tiếng phải xếp hạng một hạng hai ở địa phương. Vào thời Thanh nhà họ Phương vẫn là một thương gia có tiếng, chỉ tiếc cùng với sự diệt vong của triều đại phong kiến, nhà họ Phương đã sa sút dần. Nhưng dù sao lạc đà gầy vẫn lớn hơn ngựa, ở nơi đây nhà họ Phương vẫn cứ tiếng tăm lẫy lừng, dân chúng bình thường nào ai dám chống lại ông cụ Phương. Nhưng điều khiến nhà họ Phương càng nổi tiếng hơn là, trong cái gia đình thương gia đầy mùi thối của đồng tiền lại có một cậu hai Phương đậm chất văn thơ. Cậu thiếu gia này lớn lên trong phú quý, thế nhưng anh không yêu tiền mà lại có khuynh hướng thích văn chương, anh cũng đã thay đổi dáng hình thương gia của nhà họ Phương. Người này đi đâu cũng là vị công tử văn nhã, đối xử với người khác hiền lành mà thân thiết, học vấn lại cao thâm, nếu khoa cử hại người đó vẫn còn thì chắc chắn anh sẽ thi đậu. Thế nên mọi người không gọi anh là cậu chủ mà gọi là cậu hai Phương.
Nhưng ai ngờ một người văn nhã như thế lại là phản động, điều này đã gây ra một trận sóng to gió lớn ở địa phương. Dân chúng gác công việc trên tay xuống mà nháo nhào chạy ra đường xem đoàn đưa tang của cậu hai Phương, không ai không khỏi thở dài cho vị công tử dịu dàng nhã nhặn như ngọc này. Nghe đâu ông cụ Phương liên hệ bao người, rồi lại tiêu không ít tiền bạc mới giúp cậu hai được toàn thây.
Khi Lí Áng đang hóa trang thì biết được tin tức này. Cậu vừa nghe thấy tin cậu hai xảy ra chuyện thì cây bút vẽ mày trong tay lập tức gãy thành hai, xiêm áo còn chưa kịp thay mà cậu đã vội vàng chạy ra.
Đội ngũ đưa tang đều mặc đồ trắng, còn áo quần của dân chúng thì xam xám. Chỉ có chiếc quan tài đen như mực và Lí Áng mới hóa trang được một nửa là đã tô điểm thêm sắc màu cho thế giới chỉ có hai màu đen trắng này.
Lí Áng chăm chú nhìn đội đưa tang càng lúc càng xa đó, cậu chìm ngập trong tiếng thở dài của dân chúng xung quanh, chẳng biết qua bao lâu nước mắt đã chảy xuống không ngừng, khóc trôi mất một nửa mặt hóa trang. Cậu nhìn giấy trắng đầy trời, trong miệng lẩm bẩm hát khúc “Xuân Nhật Yến” – khúc hát mà cậu hát trong lần đầu gặp cậu hai Phương.
Lí Áng bị bán vào hí lầu từ nhỏ. Vì dáng dấp ưa nhìn nên cậu suýt bị quan lão gia mua về làm tiểu thái giám. May thay có chất giọng hay, khó khăn lắm cậu mới leo lên vị trí hồng bài của Minh Nguyệt Các. Cậu trông rất yêu kiều nhưng sau khi trang điểm cậu lại khiến người ta có cảm giác như làn gió xuân ngàn dặm, giọng hát du dương khiến người nghe hí nức lòng.
Nhưng trong thời đại vàng thau lẫn lộn thế này thì có mấy kẻ đến Minh Nguyệt Các nghe hát là vì chất giọng của cậu? Hơn nửa là để nhìn dáng dấp của cậu, định nhân cơ hội ăn bớt. Mỗi ngày Lí Áng đều đối mặt với những gương mặt chán ngấy, ánh mắt lõa lồ nhìn cậu từ trên xuống, giống như đôi bàn tay sờ mó lên người cậu khiến cậu rất chán ghét.
Mãi đến tận hôm đó, một người mặc bạch sam bỗng đập vào mắt Lí Áng, cùng với đó là một gương mặt thanh tú, mày kiếm dài tới tận tóc mai, bên dưới đó là một đôi mắt phượng hẹp dài, đuôi mắt hướng lên, sống mũi cao cùng với đôi môi mỏng hé mở tạo thành điểm nhấn thoáng hiện trong bức tranh sơn thủy còn chưa tô sắc này. Lí Áng bắt gặp ánh mắt của anh thì sững sờ, đôi mắt đó trong suốt như hổ phách chưa nhiễm thế tục, ánh mắt rực sáng khiến trái tim Lí Áng chấn động.
Quản sự ở bên cạnh khom lưng đi tới chỗ vị công tử đó rồi lấy lòng với giọng nói nịnh hót: “Thưa cậu hai, đây chính là người nổi tiếng nhất ở đây, ngài muốn nghe gì cứ gọi ạ.” Dáng vẻ ếch ngồi đáy giếng đó lập tức khiến Lí Áng hồn vía lên mây trở lại với thực tại. Quản sự cúi đầu khom lưng khen một phen rồi đi xuống, nhưng vẫn không quên đóng cửa phòng lại.
Sau khi quản sự đi, trong phòng chỉ còn Lí Áng và Phương Hồi. Phương Hồi tự tìm một chiếc ghế bên cạnh và ngồi xuống, anh ngắm nghía ngọc bội bên hông rồi hỏi Lí Áng: “Cậu hát bài nào là hay nhất?” Giọng nói đó cũng trong trẻo như người vậy.
Lúc này Lí Áng vẫn chưa rõ tính cách của cậu hai nên cứ cung kính trả lời: “Dạ là Cao Sơn Lưu Thủy.”
Phương Hồi bỗng bật cười, khóe miệng nhếch lên cái rồi biến mất và hỏi lại: “Biết hát Xuân Nhật Yến chứ?”
Trong lòng Lí Áng sững sờ. Cậu hai Phương này trông như người có học thế nhưng không yêu cầu mấy ca khúc thanh nhã như mấy vị khách thi sĩ, mà anh lại yêu cầu khúc hát hồng trần này, đúng là kì lạ. Nhưng nghĩ lại, mình ở cái nơi thế tục như Minh Nguyệt Các này mà hát mấy bài thanh nhã thì đúng là chẳng khác gì trào phúng.
Tuy trong lòng nghĩ thế nhưng Lí Áng vẫn bắt đầu hát: “… Tiệc ngày xuân, một ly rượu ngon hát một bài. Bái thêm Trần tam nguyện: một mong lang quân sống lâu nghìn tuổi, hai mong thiếp thường khỏe mạnh, ba mong được như đôi én trên cùng xà ngang, năm tháng lâu dài vẫn gặp được nhau.”
Giọng hát du dương vang khắp phòng khiến người nghe nức lòng, hát xong mà người trong mộng vẫn chưa tỉnh. Phương Hồi ngơ ngác hồi lâu, anh khép chiếc quạt trong tay lại và khen: “Hay, hay lắm.” Sau đó anh không nói thêm gì nữa mà để một thỏi bạc lại rồi đi mất.
Ngày hôm sau, Lí Áng được quản sự khen rằng vị thiếu gia hôm qua rất hài lòng. Nghĩ tới nghĩ lui, người đến hôm qua mà được gọi là thiếu gia thì chỉ có cậu hai Phương thôi, có lẽ là chỉ Phương Hồi.
Sau đó số lần Phương Hồi đến càng lúc càng nhiều, gọi hát nhiều nhất vẫn là những khúc hát hồng trần, nhưng mỗi lần đến đều có một yêu cầu là Lí Áng phải mặc hồng trang mà hát, mỗi lần nghe xong anh đều để lại một thỏi bạc. Dần dà Lí Áng và Phương Hồi trở nên quen thuộc hơn. Mỗi lần đến anh đều nói một vài sự hiểu biết về bên ngoài cho Lí Áng nghe, nói liên miên không ngớt về những tư tưởng mới mà người phương Tây truyền bá, nói về “Tân Thanh Niên”. Thật ra những điều mà Phương Hồi nói Lí Áng chưa chắc đã hiểu, nhưng mỗi lần nhìn thấy ánh mắt sáng ngời của Phương Hồi, Lí Áng cũng không khỏi mỉm cười.
Nhưng có một hôm, cũng có thể coi là lần cuối mà Lí Áng và Phương Hồi gặp nhau, Phương Hồi lại gọi khúc Xuân Nhật Yến như lần đầu đến. Song khúc hát đã xong mà anh cứ im lặng mãi, một lúc lâu sau mới nói: “Sau này khả năng không thể thường gặp nhau nữa.”
Lần tạm biệt ngày hôm đó cũng chính là lần gặp mặt cuối cùng, bởi chẳng được mấy hôm đã có tin cậu hai Phương là phản động nên bị xử tử hình. Người bắt anh không phải ai khác mà chính là Vương Xương – tên quan tham bị dân chúng hận thấu xương. Nghe nói nhờ việc này nên tên Vương Xương được thưởng, ông ta đang cố gắng bò lên trên. Dân chúng nghe chuyện này sau lưng không khỏi muốn nhổ nước miếng, chỉ muốn Vương Xương bị nhấn chìm bởi nước miếng.
Không lâu sau Vương Xương tổ chức tiệc ở Minh Nguyệt Các, ông ta chỉ đích danh người nổi tiếng nhất là Lí Áng hát. Hôm đó, Lí Áng cẩn thận mặc hồng trang, hát khúc Xuân Nhật Yến, cậu hát xong một bài thì bữa tiệc bắt đầu. Vương Xương là kẻ quái gở nổi tiếng, chắc là nhìn trúng Lí Áng nên ông ta bảo Lí Áng rót rượu cho mình. Lí Áng cầm ly rượu dâng lên cho ông ta nhưng cậu lại bôi bột đỏ lên cạnh viền ly.
Vương Xương uống ly rượu này chưa được bao lâu thì về tây thiên, Lí Áng bị bắt đến nha môn xử tử. Lí Áng giết Vương Xương không vì lí do gì khác, cậu không hiểu tình hình triều chính lúc đó, cậu cũng không hiểu gì là phản động. Nhưng trong lòng cậu Phương Hồi là người tốt, còn Vương Xương là tên xấu xa đã được công nhận rồi. Huống chi Phương Hồi còn chịu cực hình, cậu không muốn để anh chịu đựng một mình.
Là một đào kép giết người nên chẳng ai bằng lòng nhặt xác cho Lí Áng, sau cùng cậu bị chôn ở đầu phía đông ngọn núi, vừa hay ở đầu tây là mộ của Phương Hồi. Lí Áng sống một đời, điều duy nhất khiến cậu trông như người sống là Phương Hồi, sau khi chết vẫn có thể nhìn anh từ xa xem ra cũng tốt mà.
Trời mưa phùn, hạt mưa lành lạnh ngấm vào trong lòng người hát hí khúc. Dường như phía chân trời vang lên khúc hát đó, giọng hát vô cùng thê lương: “… Tiệc ngày xuân, một ly rượu ngon hát một bài. Bái thêm Trần tam nguyện: một mong lang quân sống lâu nghìn tuổi, hai mong thiếp thường khỏe mạnh, ba mong được như đôi én trên cùng xà ngang, năm tháng lâu dài vẫn gặp được nhau.”
(Hết)
(*)Một vài tên riêng trong bài:
Điều bất ngờ hơn nữa là cậu biết tin tức này từ miệng người khác sau khi anh đã chết.
Nhà họ Phương kinh doanh mấy đời, danh tiếng phải xếp hạng một hạng hai ở địa phương. Vào thời Thanh nhà họ Phương vẫn là một thương gia có tiếng, chỉ tiếc cùng với sự diệt vong của triều đại phong kiến, nhà họ Phương đã sa sút dần. Nhưng dù sao lạc đà gầy vẫn lớn hơn ngựa, ở nơi đây nhà họ Phương vẫn cứ tiếng tăm lẫy lừng, dân chúng bình thường nào ai dám chống lại ông cụ Phương. Nhưng điều khiến nhà họ Phương càng nổi tiếng hơn là, trong cái gia đình thương gia đầy mùi thối của đồng tiền lại có một cậu hai Phương đậm chất văn thơ. Cậu thiếu gia này lớn lên trong phú quý, thế nhưng anh không yêu tiền mà lại có khuynh hướng thích văn chương, anh cũng đã thay đổi dáng hình thương gia của nhà họ Phương. Người này đi đâu cũng là vị công tử văn nhã, đối xử với người khác hiền lành mà thân thiết, học vấn lại cao thâm, nếu khoa cử hại người đó vẫn còn thì chắc chắn anh sẽ thi đậu. Thế nên mọi người không gọi anh là cậu chủ mà gọi là cậu hai Phương.
Nhưng ai ngờ một người văn nhã như thế lại là phản động, điều này đã gây ra một trận sóng to gió lớn ở địa phương. Dân chúng gác công việc trên tay xuống mà nháo nhào chạy ra đường xem đoàn đưa tang của cậu hai Phương, không ai không khỏi thở dài cho vị công tử dịu dàng nhã nhặn như ngọc này. Nghe đâu ông cụ Phương liên hệ bao người, rồi lại tiêu không ít tiền bạc mới giúp cậu hai được toàn thây.
Khi Lí Áng đang hóa trang thì biết được tin tức này. Cậu vừa nghe thấy tin cậu hai xảy ra chuyện thì cây bút vẽ mày trong tay lập tức gãy thành hai, xiêm áo còn chưa kịp thay mà cậu đã vội vàng chạy ra.
Đội ngũ đưa tang đều mặc đồ trắng, còn áo quần của dân chúng thì xam xám. Chỉ có chiếc quan tài đen như mực và Lí Áng mới hóa trang được một nửa là đã tô điểm thêm sắc màu cho thế giới chỉ có hai màu đen trắng này.
Lí Áng chăm chú nhìn đội đưa tang càng lúc càng xa đó, cậu chìm ngập trong tiếng thở dài của dân chúng xung quanh, chẳng biết qua bao lâu nước mắt đã chảy xuống không ngừng, khóc trôi mất một nửa mặt hóa trang. Cậu nhìn giấy trắng đầy trời, trong miệng lẩm bẩm hát khúc “Xuân Nhật Yến” – khúc hát mà cậu hát trong lần đầu gặp cậu hai Phương.
Lí Áng bị bán vào hí lầu từ nhỏ. Vì dáng dấp ưa nhìn nên cậu suýt bị quan lão gia mua về làm tiểu thái giám. May thay có chất giọng hay, khó khăn lắm cậu mới leo lên vị trí hồng bài của Minh Nguyệt Các. Cậu trông rất yêu kiều nhưng sau khi trang điểm cậu lại khiến người ta có cảm giác như làn gió xuân ngàn dặm, giọng hát du dương khiến người nghe hí nức lòng.
Nhưng trong thời đại vàng thau lẫn lộn thế này thì có mấy kẻ đến Minh Nguyệt Các nghe hát là vì chất giọng của cậu? Hơn nửa là để nhìn dáng dấp của cậu, định nhân cơ hội ăn bớt. Mỗi ngày Lí Áng đều đối mặt với những gương mặt chán ngấy, ánh mắt lõa lồ nhìn cậu từ trên xuống, giống như đôi bàn tay sờ mó lên người cậu khiến cậu rất chán ghét.
Mãi đến tận hôm đó, một người mặc bạch sam bỗng đập vào mắt Lí Áng, cùng với đó là một gương mặt thanh tú, mày kiếm dài tới tận tóc mai, bên dưới đó là một đôi mắt phượng hẹp dài, đuôi mắt hướng lên, sống mũi cao cùng với đôi môi mỏng hé mở tạo thành điểm nhấn thoáng hiện trong bức tranh sơn thủy còn chưa tô sắc này. Lí Áng bắt gặp ánh mắt của anh thì sững sờ, đôi mắt đó trong suốt như hổ phách chưa nhiễm thế tục, ánh mắt rực sáng khiến trái tim Lí Áng chấn động.
Quản sự ở bên cạnh khom lưng đi tới chỗ vị công tử đó rồi lấy lòng với giọng nói nịnh hót: “Thưa cậu hai, đây chính là người nổi tiếng nhất ở đây, ngài muốn nghe gì cứ gọi ạ.” Dáng vẻ ếch ngồi đáy giếng đó lập tức khiến Lí Áng hồn vía lên mây trở lại với thực tại. Quản sự cúi đầu khom lưng khen một phen rồi đi xuống, nhưng vẫn không quên đóng cửa phòng lại.
Sau khi quản sự đi, trong phòng chỉ còn Lí Áng và Phương Hồi. Phương Hồi tự tìm một chiếc ghế bên cạnh và ngồi xuống, anh ngắm nghía ngọc bội bên hông rồi hỏi Lí Áng: “Cậu hát bài nào là hay nhất?” Giọng nói đó cũng trong trẻo như người vậy.
Lúc này Lí Áng vẫn chưa rõ tính cách của cậu hai nên cứ cung kính trả lời: “Dạ là Cao Sơn Lưu Thủy.”
Phương Hồi bỗng bật cười, khóe miệng nhếch lên cái rồi biến mất và hỏi lại: “Biết hát Xuân Nhật Yến chứ?”
Trong lòng Lí Áng sững sờ. Cậu hai Phương này trông như người có học thế nhưng không yêu cầu mấy ca khúc thanh nhã như mấy vị khách thi sĩ, mà anh lại yêu cầu khúc hát hồng trần này, đúng là kì lạ. Nhưng nghĩ lại, mình ở cái nơi thế tục như Minh Nguyệt Các này mà hát mấy bài thanh nhã thì đúng là chẳng khác gì trào phúng.
Tuy trong lòng nghĩ thế nhưng Lí Áng vẫn bắt đầu hát: “… Tiệc ngày xuân, một ly rượu ngon hát một bài. Bái thêm Trần tam nguyện: một mong lang quân sống lâu nghìn tuổi, hai mong thiếp thường khỏe mạnh, ba mong được như đôi én trên cùng xà ngang, năm tháng lâu dài vẫn gặp được nhau.”
Giọng hát du dương vang khắp phòng khiến người nghe nức lòng, hát xong mà người trong mộng vẫn chưa tỉnh. Phương Hồi ngơ ngác hồi lâu, anh khép chiếc quạt trong tay lại và khen: “Hay, hay lắm.” Sau đó anh không nói thêm gì nữa mà để một thỏi bạc lại rồi đi mất.
Ngày hôm sau, Lí Áng được quản sự khen rằng vị thiếu gia hôm qua rất hài lòng. Nghĩ tới nghĩ lui, người đến hôm qua mà được gọi là thiếu gia thì chỉ có cậu hai Phương thôi, có lẽ là chỉ Phương Hồi.
Sau đó số lần Phương Hồi đến càng lúc càng nhiều, gọi hát nhiều nhất vẫn là những khúc hát hồng trần, nhưng mỗi lần đến đều có một yêu cầu là Lí Áng phải mặc hồng trang mà hát, mỗi lần nghe xong anh đều để lại một thỏi bạc. Dần dà Lí Áng và Phương Hồi trở nên quen thuộc hơn. Mỗi lần đến anh đều nói một vài sự hiểu biết về bên ngoài cho Lí Áng nghe, nói liên miên không ngớt về những tư tưởng mới mà người phương Tây truyền bá, nói về “Tân Thanh Niên”. Thật ra những điều mà Phương Hồi nói Lí Áng chưa chắc đã hiểu, nhưng mỗi lần nhìn thấy ánh mắt sáng ngời của Phương Hồi, Lí Áng cũng không khỏi mỉm cười.
Nhưng có một hôm, cũng có thể coi là lần cuối mà Lí Áng và Phương Hồi gặp nhau, Phương Hồi lại gọi khúc Xuân Nhật Yến như lần đầu đến. Song khúc hát đã xong mà anh cứ im lặng mãi, một lúc lâu sau mới nói: “Sau này khả năng không thể thường gặp nhau nữa.”
Lần tạm biệt ngày hôm đó cũng chính là lần gặp mặt cuối cùng, bởi chẳng được mấy hôm đã có tin cậu hai Phương là phản động nên bị xử tử hình. Người bắt anh không phải ai khác mà chính là Vương Xương – tên quan tham bị dân chúng hận thấu xương. Nghe nói nhờ việc này nên tên Vương Xương được thưởng, ông ta đang cố gắng bò lên trên. Dân chúng nghe chuyện này sau lưng không khỏi muốn nhổ nước miếng, chỉ muốn Vương Xương bị nhấn chìm bởi nước miếng.
Không lâu sau Vương Xương tổ chức tiệc ở Minh Nguyệt Các, ông ta chỉ đích danh người nổi tiếng nhất là Lí Áng hát. Hôm đó, Lí Áng cẩn thận mặc hồng trang, hát khúc Xuân Nhật Yến, cậu hát xong một bài thì bữa tiệc bắt đầu. Vương Xương là kẻ quái gở nổi tiếng, chắc là nhìn trúng Lí Áng nên ông ta bảo Lí Áng rót rượu cho mình. Lí Áng cầm ly rượu dâng lên cho ông ta nhưng cậu lại bôi bột đỏ lên cạnh viền ly.
Vương Xương uống ly rượu này chưa được bao lâu thì về tây thiên, Lí Áng bị bắt đến nha môn xử tử. Lí Áng giết Vương Xương không vì lí do gì khác, cậu không hiểu tình hình triều chính lúc đó, cậu cũng không hiểu gì là phản động. Nhưng trong lòng cậu Phương Hồi là người tốt, còn Vương Xương là tên xấu xa đã được công nhận rồi. Huống chi Phương Hồi còn chịu cực hình, cậu không muốn để anh chịu đựng một mình.
Là một đào kép giết người nên chẳng ai bằng lòng nhặt xác cho Lí Áng, sau cùng cậu bị chôn ở đầu phía đông ngọn núi, vừa hay ở đầu tây là mộ của Phương Hồi. Lí Áng sống một đời, điều duy nhất khiến cậu trông như người sống là Phương Hồi, sau khi chết vẫn có thể nhìn anh từ xa xem ra cũng tốt mà.
Trời mưa phùn, hạt mưa lành lạnh ngấm vào trong lòng người hát hí khúc. Dường như phía chân trời vang lên khúc hát đó, giọng hát vô cùng thê lương: “… Tiệc ngày xuân, một ly rượu ngon hát một bài. Bái thêm Trần tam nguyện: một mong lang quân sống lâu nghìn tuổi, hai mong thiếp thường khỏe mạnh, ba mong được như đôi én trên cùng xà ngang, năm tháng lâu dài vẫn gặp được nhau.”
(Hết)
(*)Một vài tên riêng trong bài:
- 《 春日宴 》Xuân Nhật Yến: Tên đầy đủ là 《 长命女·春日宴》(Trường Mệnh Nữ · Xuân Nhật Yến), là một bài từ (từ là tên một thể loại văn vần thời Đường, Tống của Trung Quốc) của Phùng Diên Tị (một từ gia nổi tiếng người Nam Đường thời kì Ngũ Đại Thập Quốc).
- 《高山流水》Cao Sơn Lưu Thủy: Một trong mười cổ khúc hàng đầu Trung Quốc.
- 《新青年》Tân Thanh Niên: một tạp chí cách mạng có tầm ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc vào thế kỉ XX.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương