Yêu Chàng Tây Ngổ Ngáo

Chap 11: Ba Giây!



Chap 11: Ba giây!

-Cần thời gian sao? Được thôi, vậy cho em ba giây!

------

Mưa cứ rả rích cả mấy ngày không biết mệt, bầu trời thì lại cố tình bêu rếu cái xám xịt của mình. Thời tiết như vậy cũng làm tâm trạng của con người tuột một cách điên cuồng.

Ngồi trên giường bệnh nhìn vào đống tạp chí hoa lá đầy màu sắc mẹ mang tới, hình chụp là toàn những cô chân dài, người gầy một cách ngây ngất làm đứa ngồi kia thèm thuồng có cơ thể ăn mãi không béo.

Mẹ à, đừng cả tới báo thôi cũng xỉ An như vậy chứ?

Nhăn nhó hỏi:

-Mẹ ơi, mấy quyển sách trong phòng con bảo mẹ mang tới đâu rồi?

Mẹ Quỳnh An ngồi tỉa táo ở bên cạnh, xì một cái nói:

-Đọc mấy cái đấy có ày nữ tính được lên không? Hay toàn chém giết? Mẹ hối lắm khi đồng ý ày học vào cái ngành quỷ ấy!

Quỳnh An cầm bừa một quả táo trên bàn lên gặm, miệng đầy lúng búng phản bác:

-Mai sau cái ngành quỷ ấy mà kiếm ra nhiều tiền thì cho con mười lần cái nữ tính con cũng không thèm.

-Thế thì chó nó yêu mày...

Quỳnh An cười hê hê:

-Chó yêu còn hơn là người, con có người yêu mẹ chả đánh cho người ta cụt đấy à? Mà bố bao giờ sang thế mẹ? Về lần này làm gì mà lâu thế?

Mẹ đặt con dao nhọn vào sâu trong góc tường, lại cầm quả táo vừa tỉa hỏng đưa cho Quỳnh An mới trả lời:

-Ngày kia sang rồi, về mới có tuần gì mà kêu lâu. Mà mẹ chưa nói với ba con bị ngất, không ngay giờ ông mua vé sang thì hỏng hết giấy tờ đang làm dở.

Rồi dường như nhớ ra cái gì đấy mới hỏi tiếp:

-Ủa? Sao mẹ không thấy hai đứa nhỏ kia vào thăm con?

Quỳnh An hai tay hai táo trả lời:

-Trường con thi xong rồi, trường Duy với Ly tuần này mới bắt đầu thi, đi toilet còn không có thời gian nữa là thăm gì. Con cũng có nói với chúng nó mình bị gì đâu.

-Trường con thi xong rồi, trường Duy với Ly tuần này mới bắt đầu thi, đi toilet còn không có thời gian nữa là thăm gì. Con cũng có nói với chúng nó mình bị gì đâu.

Cắn một miếng táo thật to nữa để lấy sức mới hỏi tiếp:

-Mà bao giờ con ra viện thế mẹ, con khỏi hẳn rồi. Nằm đây mãi chắc mốc ra quá.

Đúng lúc tiếng chuông điện thoại của mẹ vang lên, nói qua với Quỳnh An một câu:

-Ăn xong dọn dẹp đồ dùng của mình đi rồi về. Mẹ thấy mày cũng khoẻ gần lợn rừng rồi.

Rồi mới bắt điện thoại, nói chung đại khái là cửa hàng quần nhà Quỳnh An có khách cũ tới, mà người ta còn mua với số lượng lớn nên phải tới để ghi sổ này nọ. Sau đấy là nhìn mẹ vội vàng sếp đồ vào túi, bỏ lại một câu rồi đi mất tăm luôn:

-Thôi mẹ bận rồi, con khoẻ thế thì tự về đi, metro cũng gần đây, không phải đi đâu xa. À, tí mẹ gửi cho cái địa chỉ nhà anh Huy, mua đồ tới đó mà cảm ơn người ta, tiện ẹ gửi hỏi sức khoẻ các bác bên đó.

Quỳnh An vâng vâng dạ dạ rồi lật đật dậy chuẩn bị đồ luôn, ra khỏi cái nơi này càng sớm càng tốt. Khà khà, ba ngày nằm viện nhàm chán cuối cùng cũng kết thúc. Hôm trước mưa tới mức ngất đi, mặc dù chỉ cảm mạo chút xíu, cứ đòi xin mẹ về, còn mẹ cũng đang xuôi xuôi thì đến cuối cùng bị chú bác sỹ kia mắng cho té tát cả mẹ lẫn con. Ý chú ấy là nằm hết ba ngày đầu được miễn phí để chúng tôi kiểm tra đã, còn sang ngày thứ tư mất tiền thì các người muốn đi đâu cũng không quan tâm làm Quỳnh An bị mẹ cốc vào đầu ột cái rõ đau, theo lời mẹ nói chính là để cho cô nhóc nhớ đời, có phúc được chăm miễn phí mà không biết.

Thu dọn xong xuôi, Quỳnh An xách luôn balo đi, lạnh lùng không một lần quay lại chào tạm biệt phòng bệnh mình đã ăn ở trong ba ngày. Mà có ai não bị là phẳng rồi mới tạm chào bệnh viện. Còn định muốn quay lại đó sao?

Quỳnh An trước tiên về nhà cất đồ, điện thoại vừa kết nối được wifi một cái là một đống tin nhắn từ mạng xã thi nhau kêu. Còn có duy nhất một thư có từ gmail, từ một mail có cái tên cứng nhắc: nikitta0000gmail.com.

Vội vã mở ra đọc, trong mail nói thứ ba cần phải tới để kiểm tra các kiểu giấy tờ, nếu đủ điều kiện sau khi được hướng dẫn cùng học xong ba năm, hoặc được học chuyên sâu bên Mỹ thêm bốn năm rồi về đầu quân cho FSB, hoặc học thêm hai năm lại trường đại học để giúp đội cảnh sát của thành phố sau khi trở thành tiến sỹ tâm lý học.

Nghĩ lại thì...Thứ ba? Hôm nay là thứ mấy nhỉ? Không phải thứ năm đấy chứ?

Tim trong lồng ngực bắt đầu đập không ngừng. Đến đứa trẻ con cũng biết đối với người nước ngoài, vụ giấy tờ này bao giờ cũng là quan trọng hàng đầu.

Quỳnh An bắt đầu tự nguyền rủa chính mình chính là con não ngắn điển hình. Thế quái nào mà lớn thế này còn để tới nỗi đi mưa đến ngất đi? Trong đầu tự như lặp lại tiếng sấm của ngày mưa hôm trước. Cô nàng nhanh chóng thay quần áo rồi phi thẳng tới trường.

...

Đang là trong kỳ nghỉ sau khi thi nên chỉ còn bảo vệ, giáo viên ở lại trường hoàn thành nốt công việc còn dở, còn sinh viên thi thoảng cũng chỉ có thưa thớt vài người đi trả điểm, thi lại này nọ.

Leo lên tầng hai tìm danh sách phòng của giáo viên trong trường, cô nhóc cũng nhanh chóng liếc được chữ Nikita Nepochaty gần ngay cuối.

Mẹ nó!

Ở toà nhà khác, cách đây mười bảy phút đi bộ với tốc độ một phẩy mười ba mét trên giây, vậy là quãng đường dài một nghìn ba trăm hai mươi sáu mét. Hôm nay còn là ngày nghỉ nên tuyến xe trong trường không làm việc. Mẹ ơi, hơn một km! Giết người đi cho nhanh. Quỳnh An xốc balo, nghiến chặt răng cắm đầu cắm cổ chạy.

...

Thở dồn dập đứng trước cửa phòng gỗ lớn màu nâu sẫm, Quỳnh An lo tới mức chân tay run rẩy, cũng quên luôn phép lịch sự tối thiểu là phải gõ cửa nên lao thẳng vào.

Thở dồn dập đứng trước cửa phòng gỗ lớn màu nâu sẫm, Quỳnh An lo tới mức chân tay run rẩy, cũng quên luôn phép lịch sự tối thiểu là phải gõ cửa nên lao thẳng vào.

Căn phòng này không lớn, nhưng bị tấm dèm dày che hết ánh sáng, nên chỉ có thể dựa vào độ mờ ảo từ màn hình bắn ra. Giữa phòng đặt bộ trò chơi điện từ loại mới ra của PSP. Còn người đàn ông đeo tai nghe loại lớn của Beats, mắt kính 5D dồn một trăm phần trăm sự tập chiếc tay cầm điều khiển cùng màn hình rộng ở trước mặt mà chơi game...

Nhầm phòng à?

Quỳnh An giật thót mình đóng cửa phòng, đọc lại lần nữa cái tên hiện lên trên tấm biển nhỏ treo giữa cánh cửa: Nikita Nepochaty màu vàng nhạt.

Lần này, trước khi mở cửa xộc vào, Quỳnh An lấy lại hơi thở của mình rồi mới gõ cửa. Tất nhiên, chẳng có tiếng động nào ra dấu cho cô có thể vào, và cũng chẳng có ai ra mở cửa. Vì anh tây kia đang đeo tai nghe...

Thôi thì lại tự mình mở cửa lần nữa, thò cái đầu vào kết hợp với gõ gõ, nhỏ giọng hỏi thử:

-Извините? Я вам не мешаю? (Xin lỗi, tôi không làm phiền chứ?

May mắn thay, ánh sáng từ ngoài hành lang hắt vào khiến sự chú ý của tiến sỹ kia chuyển hướng về phía cô gái đứng thò đầu vào cửa. Có hơi ngạc nhiên tháo tai nghe cùng mắt kính ra, cũng tiện tay với công tắc bật đèn bên cạnh, sau đấy lại càng ngạc nhiên hơn khi ngoài cửa lại là cô nhỏ hôm trước.

-Em tới đây làm gì? Vào đi.

Hình như trong tất cả những lần gặp, câu đầu tiên của Nikita bao giờ cũng nói bằng tiếng Việt. Anh tây này bị cuồng tiếng Việt à? Còn có, tiến sỹ hai bảy tuổi này thích game sao? Đầu tư cả bộ PSP khủng vậy.

Quỳnh An hơi nghiêng người vào trong, lại dè dặt đóng cửa mới giở mặt cún con ra để thuyết phục. Với một trăm người nhìn thấy điệu bộ này, phải có hơn sáu mươi người đều thương cảm.

-Tiến sỹ, hôm trước em mắc mưa bị ốm nên phải vào viện mấy ngày nên không nhận mail sớm được. Hôm nay em cầm giấy tờ đến liệu có được không?

Nikita vươn vai đứng dậy kéo rèm rồi bắt đầu dọn đống máy điện tử, tháo hết công tắc ra rồi mới nói một câu chẳng ăn nhập:

-Ngồi xuống đi, đừng gọi tôi là tiến sỹ, nghe như ông già. Đợi khi nào tôi lên chức giáo sư thì gọi luôn một thể.

Vừa ngồi xuống sofa đúng chỗ anh vừa ngồi, vẫn còn hơi ấm một chút. Quỳnh An há hốc mồm. Có cả kiểu đấy nữa à?

-Vậy nên gọi là gì?

Nikita ngồi vào bàn làm việc không lớn đặt gần góc phòng, tất cả mọi thứ đều được sắp xếp ngay ngắn gọn gàng. Thường thì theo những bàn làm việc thông thường sẽ để thêm một khung ảnh kỉ niệm nhỏ, còn trên bàn kia, Quỳnh An để ý chẳng có gì ngoài ba hộp bút thước các loại, hai xấp giấy, một laptop táo xám và một mô hình chiếc máy bay chiến đấu được lắp tỉ mỉ từng mảnh logo. Nikita lấy ra một tập giấy không dày, giở ra xem qua một chút rồi mới hỏi:

-Hôm đầu gặp em gọi tôi là gì?

Gọi là gì sao? Bố ai mà nhớ được?

-Mr.? Ngài? Phó tiến sỹ?

Nikita lắc đầu rồi bước tới ngồi xuống phía đối diện Quỳnh An:

Nikita lắc đầu rồi bước tới ngồi xuống phía đối diện Quỳnh An:

-Gọi anh đi, như vậy nghe rất trẻ!

-"Cái...? Cho xin đi ông, hai bảy tuổi mà bắt đứa kém mình mười tuổi gọi bằng anh, lại trẻ với trung cái gì ở đây?"

Quỳnh An vừa nghĩ xong lại cúi đầu nhìn mũi giày trả lời rất cún con:

-Vâng...

Không cần nói nhiều, tự khinh bỉ mình đi Quỳnh An. Đừng chỉ nghĩ thôi như vậy chứ?

Đặt tập giấy lên bàn, trong chi chít là chữ, lại nghe thấy Nikita giải thích:

-Chắc là có hiểu nhầm, tôi gửi mail cho em từ đêm chủ nhật, hình như còn nói rõ là thứ ba và còn ghi ngày ở đó mà? Thứ ba tuần sau mới cần!

Quỳnh An giật mình có ngẩng đầu lên, nhưng ánh mắt vẫn chỉ dám dừng lại trên môi Nikita hỏi lại:

-Gì cơ ạ? Tuần sau á? Vậy là em chưa bị đuổi ra khỏi những người được hướng dẫn sao?

Nikita không nhanh không chập bắt đầu trả lời:

-Thứ nhất, người tôi hướng dẫn từ bây giờ chỉ có một mình em. Thứ hai, nếu vẫn không dám nhìn thẳng vào mắt tôi, em sẽ không bị đuổi ra vì giấy tờ, mà sẽ do chính tôi đuổi ra bởi cái thói quen vớ vẩn này. Nếu mai sau có đi hỏi vào tâm lý tội phạm, em có thể chỉ nhìn miệng hay giày của tên đó để phân tích tâm lý hay sao?

Sau khi biết mình vẫn kịp thời gian đưa giấy tờ, Quỳnh An cũng hơi đỏ mặt vì mình không tập trung đọc mail để giờ hối không kịp.

Vì sự nghiệp, vì tương lai của mình, cố chịu vất vả để qua được, Quỳnh An hơi ngước mắt lên nhìn vào đôi mắt xanh của người trước mặt, hai giây sau vẫn không tự chủ được mà rời đi, lại không vội vàng nói:

-Em xin lỗi, việc này thật sự phải cần thời gian.

Tiếng aga phát ra từ trong cổ họng, Nikita như hiểu biết mà nói:

-Cần thời gian sao? Được thôi, vậy cho em ba giây!

"..."

Đã không hiểu nghĩ bóng hoặc nghĩa đen sâu sa của từ thì tốt nhất đừng phát ngôn bừa bãi. Đùa à? Ba giây bắt người ta sửa thói quen? Tiến sỹ này chắc học với chơi game nhiều quá nên não ngập nước rồi.

Hết nói nổi người này mà!
Chương trước Chương tiếp
Maxvin

W88

Game bài nhiều người chơi
Tele: @erictran21
Loading...