Giá Của Cái Nghèo
Chương 77
Gạo nén tiếng thở dài, cất công đến đây nghĩ bà mù sẽ có cách gì đó để mọi chuyện nhẹ nhàng nhưng cuối cùng cũng vẫn vậy. Cái Thảo nó bị quả báo là đáng, nhưng còn ômg Đỏ, Gạo sợ ông sẽ không sống nổi nếu biết chuyện này.– À, mai là trăm ngày con bé ấy phải không?mai tao sẽ ra mộ cúmg trăm ngày cho nó. Ngày một trăm của người chết rất quan trọng , sau một trăm ngày này sẽ khiến vong linh phải trải qua nhiều cửa ngục ,tại mỗi cửa ngục vong linh sẽ bị phán quan luận tội ,lúc ấy mới phân loại được ma tốt hay ma xấu. Ma tốt sẽ chịu đày ải xuống địa ngục , nếu lúc sống làm nhiều việc thiện tích đức sẽ được xem xét chờ ngày siêu thoát. Ngược lại đối với những vong linh chết oan chết đột ngột, chết phải giờ độc sẽ không nhận ra được mình đã sốmg hay chết, hay cũng có thể lúc sống họ còn điều day dứt chưa thực hiện được ,hoặc tâm niệm còn mang oán trả thù ,không chịu đi trả nghiệp, đày ải. Việc luyến lưu nhân gian sẽ khiến ma hóa thành quỷ, lúc ấy, chị mày cũng khó mà yên ổn, cái thằng làm nó có bầu lại càng chết . Qua một trăm ngày,tà niệm mạnh, cộng với những oan ức lúc sống chồng chất nó sẽ kiếm người trả thù, lúc bấy dăm ba cái bùa giấy mười nghìn ba cái chẳng còn tác dụng đâu. Sáng mai tao sẽ tới đấy cúng ngoài mộ. Yên tâm tao không lấy đồng cắc nào tiền công. Tao sẽ dùng hết khả năng của mình để làm yên lòng nó, nói gì thì nói, tao cũng chỉ là một bà mù chuyên gọi dí, áp vong ,nếu không được thì kẻ nào ác vẫn phải đền tội. Luật nhân quả nó thế rồi, cứu cũng vô ích. Nếu con chị mày sợ thì đã không làm, mày không nên nhúng tay vào chuyện này nữa , tao nghĩ nó cũng không hại mày đâu. Nhưng tao không dám đảm bảo mày cứ xía vào ,thì nó sẽ để mày yên ổn. Oan có đầu nợ có chủ ,thân tao làm thầy xong tao vẫn ủng hộ quan điểm này.Gạo nghe xong gật đầu, biết trách ai ngoài trách con Thảo tham giàu làm chuyện thất đức. Người ta nói thường cấm có sai, không muốn ai biết tốt nhất là đừng làm, bởi giấy rách làm sao có thể bọc được lửa nóng. Chẳng còn biết làm sao thôi thì chờ đến mai khắc rõ.Rời khỏi nhà bà mù khi đã cho bà địa chỉ chính xác nghĩa địa thôn. Gạo về mang trong lòmg nhiều ưu tư, cô sợ nếu chuyện này phơi bày, điều tiếng xấu ai cũng sẽ rõ .chuyện tốt thì không ai biết, chứ chuyện này chắc nó sẽ hay ra khắp cái miền bắc này mất, lúc ấy , thầy Gạo có trụ nổi hay không, nhà cô còn mặt mũi nào để nhìn hàng xóm lámg giềng nữa.– ơ này! Em đi đâu lên đây?Đang đi trên xe đạp lóc cóc thì tiếng gọi của Nhân từ đằng sau khiến Gạo giật mình đỗ lại. Hai người gặp nhau giữa con đường giao liên xã, vừa mệt,nhưng cũng vui. Nói là thương nhau đấy, nhưng cầm tay đâu độ hai ba lần, đến thơm má còn chưa được. Cái thời e thẹn khi yêu đương nó cứ trong sáng thế đấy , nhớ hôm nào được cầm tay mà Gạo nổi cả gai ốc khắp người ,máu xấu hổ khiến cô gái sắp sửa hai mươi còn trong sáng và ngây thơ lắm. Đôi lần, Nhân cũng muốn thơm má người yêu, xong lại bị cô chối từ, tuổi đời của cả hai còn trẻ, nên gạo muốn anh cứ tập chung cho sự nghiệp, còn cô thì tập chung cho học hành. Nhà cùng làng, yêu nhau thật lòmg thì sợ gì chuyện sớm muộn.Người ta nói một câu mà Gạo thấy hơi thừa, đấy là tìm chồng giàu để được dựa dẫm. Nhưng lại không nhắc đến bản thân phải cố gắng giỏi giang để lấy được người chồng giàu cho xứng lứa vừa đôi. Có thể do nhà cô nghèo, cho nên khi nghe đến câu ấy, cô ngửi thấy sực mùi lợi dụng, thân mình khỏe mạnh ,không què quặt gì mà cứ tin lời hứa lợ như mì chính:” lấy nhau về, anh sẽ nuôi”. Nghe vừa buồn cười lại vừa tức lộn ruột.Dắt xe gọn vào gốc cây lớn nghỉ chân, Nhân lại hỏi câu ban nãy:– em đi đâu vào giờ này, sắp tối đến nơi rồi đấy. Tay chân thế này mà đạp xe lên tận đây.– Em có việc, mà amh đi làm về sớm thế à?Gạo lấp liếm hỏi sang chuyện khác, Nhân gật, anh đáp;– hôm nay anh xin nghỉ , mai anh còn phải đi tập huấn chắc lâu lắm mới về . Định tối nay qua nhà rủ em đi chơi.Nhân cười ngại gãi đầu, Gạo không có tâm trạng chơi nên lắc đầu nói:– Tối nay em bận rồi, để khi khác nhé.Amh lo mà học hành với làm việc cho đàng hoàng vào đấy. Chứ bác Lamg lại bảo do anh quen lơ là công việc thì chết. Làm gì thì làm, nhưng việc chính vẫn là học cho gỉoi, với cứu chữa người là trên hết.Nhân gật đầu, Gạo nói đến đây khiến anh nhớ ra chuyện khác, lục trong túi lấy một tờ giấy chi chít chữ, bên trên là dòng chữ rất to kết quả xét nghiệm, bên dưới tên bệnh nhân là Hiếu.– lão Hiếu xét nghiệm gì đấy anh?– Xét nghiệm sinh sản em ạ. Nhưng mà… Hiếu bị vô sinh!Gạo trợn tròn mắt lên nhìn Nhân ngạc nhiên, cô sốc thật sự. Tin này khiến cô không dám tin vào tai là bởi, vừa mới hôm qua thôi, Hiếu đã dẫn bà Vui kia về và khoe có bầu được mấy tháng:– Không thể nào !, anh xét nghiệm lại đi, chứ hôm qua còn khoe làm con người ta có bầu cơ mà, nay lại có cái giấy xét nghiệm này. Chẳng lẽ…Nhân cầm thêm một tờ giấy xét nghiệp nữa trong cặp ra, tờ kết quả này cũng giống như tờ xét nghiệm kia , chỉ là khác nhau về thời gian xét nghiệm. Nhân nói:– Hồi e bị ngã xe nằm trên viện huyện, trong lúc hai amh em ngồi ngoài phòng chờ, anh có bảo nếu anh chị ấy hiếm muộn thì anh Hiếu cũng phải đi làm xét nghiệm, bởi chuyện con cái không phải là việc của mỗi người đàn bà, và không phải cứ nhờ vào thuốc bắc, thuốc nam là thụ thai, phát hiện ra sớm thì chữa càng có hi vọng. Nhưng lúc đó ,amh ấy kiểu không tin tưởng mà còn ngại ấy, xong vẫn khẳng địmh là mình khỏe mạnh, chê thuốc tây hại người, nói chỉ là do chị vợ xảy thai nên giờ khó có lại. Nhưng độ tuần trước anh ấy lên gặp anh, hỏi anh là thí dụ quan hệ vài hôm thì siêu âm liệu có bầu ngay không, bởi có đứa đang bắt amh chịu trách nghiệm. Anh mới giải thích là không thể nhanh như thế được. Trong lúc vào phòng bệnh, amh thuyết phục bảo cứ nghi hoặc có phải con mình khômg, chi bằng khám thử một lần cho chắc chắn. Đắn đo mãi mới để cho anh khám, nhưng cũng không cho xem dương vật, chỉ đồng ý cho lấy máu với xin một tí tinh trùmg sau khi đã vào nhà vệ sinh tự xử. Trông Hiếu dữ thế thôi chứ nói chuyện đến chỗ hiểm cũng e dè lắm. Khám xong thì có việc đi ngay nên chưa lấy kết quả. Kiểu như tâm lí vẫn bảo thủ khám thì kHám còn ông ấy vẫn tin là mình khỏe mạnh. Lần xét nghiệm đầu tiên kết quả đã cho ra là vô sinh rồi, nhưng amh sợ nhầm anh phải làm thêm lần nữa. Từ hôm ấy quên luôn hay sao chẳng thấy quay lại. Tí em mamg về cho anh ấy nhé, chứ để anh ấy cứ bị người này dụ, người kia lừa là con mình thì khổ. Bảo anh ấy sau khi đọc kết quả thì mang lên bệnh viện nam học hiếm muộn để lấy thuốc kê đơn nhé. Chứ viện huyện mình chỉ chữa được mấy bệnh như tinh trùng yếu, tắc ốmg dẫn tinh thôi. Còn vô sinh thì nan giải hơn nhiều. Anh định gặp anh Hiếu giải thích cơ mà anh ấy cứ chạy việc suốt, mà mai anh phải đi sớm rồi. Nghĩ cũng tiếc thật đấy,.giờ kimh tế có, mà bỏ vợ, lại khó có con. Thế mà lão cứ trách vợ,em có gặp chị ấy thì cũng khuyên đi khám ở bệnh viện lớn ấy. Chứ đừng bốc thuốc nam nữa. Đến ông lamg còn chịu chết bệnh này đấyGạo nghe nhân nói nhưmg đầu vẫn đang suy nghĩ vấn đề. Cô hỏi lại:– Anh này, vậy đã có ai chữa được bệnh hiếm muộn chưa. Hiệu quả có cao không?– Có người chữa được rồi chứ, nhưng ít em ạ. Nêu do một số nguyên nhân khách quan, do ăn uống, sinh hoạt không điều độ, căng thẳng, hoặc bệnh nhẹ thì chữa được, còn đa phần là không. Hai từ vô sinh là em nghĩ nó đã gần như hết hi vọng rồi. Nhưng cứ khuyên anh ấy lạc quan lên, đừng bỏ cuộc . Kimh tế có, cũng còn trong thời kì sinh sản thì nên kiên trì.Gạo gật đầu, chưa tìm cách giải quyết việc cái Thảo thì đến chuyện Hiếu không có con. Trong khi cô vui kia mới báo có bầu, giờ mà bảo đứa con đấy của ai chắc có nhẽ Hiếu sẽ đánh Vui khiến ả thụt hai cái răng vào trong mất.Kết thúc cuộc nói chuyện , Nhân lấy ra một cái hộp nhung nhỏ màu hồng tặng người yêu. Bên trong là cái kẹp tóc có hình cánh bướm đính đá lấp lánh . Khẽ khàng cài lên tóc, Nhân ngại ngùng thơm lên tóc Gạo một cái. Lí nhí xấu hổ ,anh đòi thêm:– mai anh đi rồi ,cho anh… thơm má một cái nhé.– Không!Tặng cái kẹp tóc rồi đòi thơm, khôn nó vừa thôi chứ.Nói xong Gạo đứng lên đi, Nhân chạy kéo tay rồi bê cái xe đạp của Gạo lên xe mình chở cả về. Ánh nắng vàng của buổi chiều tà sắp sửa tắt cứ nhuốm đỏ bóng hai người trên con đường làmg nhỏ hẹp ,hai bên là đồng ruộng. Từng đàn chim bay vội vàng kéo nhau về tổ , xa xa dáng người đàn ông kéo dây gọi trâu về . Đâu đó ,tiếng trẻ con kéo nhau đi sau buổi đá bóng ở cái ruộng khô nứt nẻ nhễ nhại mồ hôi. Một không gian rộng lớn mà nên thơ, thân thuộc mà bình dị. Nó khiến lòng cô gái trẻ quá đỗi thông minh vơi đi sự lo sợ về ngày mai. Có lẽ ,đây sẽ là buổi chiều yên bình cuối cùng mà Gạo có được.Đi đến ngõ rẽ vào nhà , Nhân thả Gạo xuống để cô tự đạp xe về. Đôi trẻ quyến luyến nhau mãi mới chia tay. Mai Nhân đi tập huấn gạo cũng lo lắm đấy, xong lại sợ Nhân nghĩ ngợi cho nên không dám nói. Thôi thì nghề nào chẳng có vất vả , hiểu và thông cảm cho nhau thì tất cả sẽ vượt qua được hết.Vừa xuống xe khi chuẩn bị đến cổng, Gạo gấp gọn tờ giấy kết quả của Hiếu bỏ vào túi áo. Cô đang nghĩ xem nên nói Hiếu thế nào để hắn đỡ sốc, bởi chuyện khó có con nó chẳng khác nào một nhát dao chí mạng đâm vào tim một người ngóng trông con từng ngày như Hiếu….– Tao không biết! Tao không có bán nhà cho mày!Mày lừa tao…Giọng người đàn ông yếu vợt gào lên xen lẫn tiếng người lao xao bàn tán khiến Gạo giật mình thôi không còn nghĩ ngợi. Tiếng người rì rào ấy phát ra từ trong sân nhà ông Đỏ. Chẳng lẽ ai bị làm sao?Gạo đẩy nhanh cổng đi vào, trong sân, người làng vòng trong vòng ngoài bàn tán không ngớt, Gạo để xe một bên rồi nhanh chân đi lên hè, thì trông thấy Hiếu ngồi trong nhà, ông Đỏ vẫn kéo tay ngăn ông Tuất đang toan nằm ra đất ăn vạ. Ông Đỏ thiết tha khuyên:– Thôi mà ông, ông cứ đi về đi, rồi tôi hỏi cháu nó ngọn ngành, chứ cháu nó đã cho ông mượn tiền là bằng tấm lòng, là có ý tốt, chứ không có ý xấu đâu…– Ý gì nữa! Nó mà có ý tốt thì ông hỏi nó xem tại sao nó đòi dỡ nhà tôi? Tại sao nó bắt tôi trả tiền?Ông Tuất nấc lên từng hồi,ông đang rất tức, nhưng Gạo vẫn chưa hiểu ngô khoai ra làm sao, cho nên vẫn đứng chỗ khuất mà nghe ngóng thêm chút nữa.Mặc cho hai ông già trèo kéo nhau ngoài sân với bao con mắt người ngoài nhòm vào. Hiếu vẫn ngồi trong nhà rung đùi nhâm nhi chén nước chè mới pha còn nóng hổi, đúng với cái phong thái cán bộ xã, dân đứng kệ mẹ dân, hắn không quan tâm.Thái độ này là thế nào?hắn không thể dùng cái khuôn mặt khinh người này để nói chuyện với người nhà được. Gạo trông hơi ngứa mắt, toan đi vào, thì ômg Tuất chửi hắn một câu khiến hắn xồ ra:– Mày là cái loại khốn nạn, mày ăn của dân, mày lừa tao. Cái loại cán bộ ăn của người nhà, người già không tha. Mày ăn hết cứt của con tao …Ông Tuất ấm ức khóc nhưng chửi vẫn rất to. Hiếu không chịu được liền đi ra xô ông Tuất ngã dúi. Ông tuất tuổi đã già, lại yếu, nào có phải trẻ trai gì, có thể xô rất nhẹ xong lại khiến ông gãy vài cái xương cũng là. Hiếu quay lại nói với ông Tuất, cũng để cho người ta hiểu:– Ông một vừa hai phải thôi, tôi nể ông thời trẻ đi bộ đội với thầy tôi, chứ khômg ômg chửi tôi thế này, tôi cho ông đi tù lâu rồi. Ai ăn cắp? Ai lừa ông hả? Chính ông đề nghị ghi giấy nợ, ông bảo đến hạn mà không trả được thì tôi lấy nhà còn gì. Giờ tiền thì tiêu rồi, đến hạn rồi , định giở bài Chí Phèo ra đấy là thoát đấy. Ông đừng có giở cái giấy thương tật, hay chất độc màu da cam, hay cả cái sổ hộ nghèo nữa. Đã nợ là phải trả, không trả được thì đừng có vay …– Phải đấy, nợ thì trả cho người ta.– Không có thì xin khất, chứ cãi ngang là dở rồi.– ôi dào, có giấy nợ hẳn hoi thì cãi sao được. Nếu oan ức thì lên chính quyền, ai gian ai ngay sẽ biết.Hiếu nói rất dành mạch, người làng xem nhất nhất ủng hộ Hiếu, phần vì tay Hiếu là cán bộ, họ sợ nếu chống lại hắn sau có việc lên xã sẽ bị gây khó dễ. Phần vì họ nghĩ ông Tuất này vay thật, xong khômg có tiền trả nên cãi cùn cho hết nợ, giấy nợ rõ ràng thế kia, Hiếu là cán bộ chẳng lẽ lại đi lừa cái nhà nghèo y như nhà cha hắn, không khéo còn bần cùng hơn.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương