Giá Của Cái Nghèo

Chương 78



ông Tuất mắt ngấn lệ nhìn người làng, toàn người quen chứ chẳng ai xa lạ. Người ta cũng về phe hiếu chứ không tin ông khiến ông như bị dồn vào đường cùng, uất ức nghẹn đến tận cổ, ông không biết giải thích thế nào bèn kể lại diễn biến sáng hôm ấy.

– Lần đầu tiên nó cho tôi mượn mấy chục triệu thì tôi không nói, bởi hôm đó có ông Đỏ, nhưng lần sau tôi sang mượn mấy trăm, thì không có ông Đỏ, chỉ có nó ở nhà. Nó bảo nó cũng không có tiền, mà chỉ có tiền quỹ giữ cho xã, nó bảo cho tôi mượn cũng được. Nhưng tôi phải kí tên xác nhận, mắt tôi toét, nào có biết nói bảo tôi ghi giấy bán nhà….

Ông tuất cố gắng giải thích cho cả làng hiểu rằng ông có mượn tiền của Hiếu thật, nhưng ông không có ý định bán nhà. Nếu là giấy siết nhà, chắc chắn ông Tuất sẽ không mượn hắn mà đi mượn người khác

Ông tuất khóc hết nước mắt bày tỏ nỗi niềm rằng mình oan uổng, tất cả đều ái ngại im lặng. Họ thấy tội nghiệp cho ông tuất, khi bên mái nhà tranh sập xệ kia, tiếng hai đứa con to xác ngờ nghệch như đứa trẻ lên năm vẫn gào lên bi bô gọi thầy về dọn đống cứt chúng nó vừa đùn ra giường. Người ta hiểu, qua đêm nay , ông Tuất và những đứa con sẽ phải ra ngoài đường cầu bơ cầu bất . Họ biết tình thế ông bây giờ khác gì trứng chọi với đá đâu, dân đen thấp cổ bé họng, có bao giờ thắng được người chức trọng quyền cao.

Khi thấy tất cả dân tình lặng thimh, Hiếu lại cười khẩy đáp lời lí lẽ;

– Mọi người nghe xem lão Tuất nói có nghe được không. Hôm đầu tôi cho mượn mấy chục triệu tôi còn không bắt ghi nợ, thì há gì mượn vài trăm tôi lại bắt lão ấy ghi nợ. Chẳng qua lão bảo hứa chắc chắn, nói tôi nếu khômg trả được thì lấy nhà. Giờ tôi lấy đúng ý ông đấy thôi, ông kêu cái gì nào. Tôi cũng cho người báo chính quyền rồi, chốc người ta cử người đến bây giờ, cái giống vay không trả lại còn thách thức thì cho ông một lần vào trại nếm mùi mới biết thân

Ông Tuất vẫn kiên quyết nhất mực kêu oan, ông run rẩy nói:

– Tôi bị oan!tôi khômg có bán nhà! Nó lừa tôi! Tôi bị oan !

Ông tuất nước mắt chảy xuống má ,ông khóc như đứa trẻ , ông Đỏ cũng không biết nói gì, và cũng không biết phải bênh ai, một bên là con trai, bên kia là bạn thân từ mấy chục năm vào sinh ra tử . Ômg Đỏ chỉ biết khuyên ông Tuất về nhà có gì bình tĩnh mai nói, nhưng ômg không chịu, ômg đứng cãi lí đến cùng với Hiếu để chứng minh mình oan khuất. Không biết ông bị lừa hay gì, nhưng giấy trắng mực đen, tờ giấy nợ có chữ kí của ômg thì ắt ômg là người yếu thế.

Một lúc sau có ánh sáng đèn pin từ ngoài cổng vào, là amh Kiên con ômg Lang dẫn theo hai ba cán bộ khác, bởi nghe có người báo ở đây mất trật tự trị an. Vừa đến nơi, Hiếu đã thưa ngay:

– Anh Kiên đây rồi, phiền anh tống ông già này lên xã giúp tôi, chứ đã nợ tiền không trả lại còn xúc phạm thóa mạ tôi.

– Khômg phải thế đâu anh ơi, tôi bị oan là nó lừa tôi, tôi không bán nhà

..

Ông Tuất lập lại câu nói, anh Kiên thấy ông Tuất thì khômg còn xa lạ gì, ông ấy già cả rồi , nhà nghèo,con lại tàn tật không đi lại được . Anh Kiên nhẹ giọng khuyên:

– bây giờ tối rồi, mọi người cứ ai về nhà nấy đi đã, có gì mai lên xã giải quyết.

Nghe lời amh Kiên, tất cả giải tán không còn vây kín xem tiếp, nhưng ông Tuất không chịu về, ông nghĩ ông mà về giờ này đồng nghĩa với việc người ta nói ông ăn cắp, nên kháng cự:

– Tôi không đi đâu sất, chừng nào giải quyết cho tôi thì tôi về.

– ông muốn giải quyết thế nào, trong khi ông nợ tiền của người ta?

Ông cứ về đi, giờ muộn rồi không ai lắng nghe ômg nói nữa đâu, mai chủ nhật rồi, có gì khiếu nại, thứ hai ông lên xã, tôi nhất định sẽ nghe ông kể.

Ông tuất gật đầu, tầm này có người nghe ông giải thích thì tốt quá. Hiếu đứng đấy không nói năng gì bởi hắn cũng muốn đuổi ômg về, nói nhiều thì cũng chỉ có ngần ấy mục đích . Tất cả ai về nhà nấy, ngoài ba bố con ông Đỏ ra thì khômg còn ai trong sân nữa.

Người ngoài đã về hết cả, chỉ còn người trong nhà, ông Đỏ kéo hai đứa con vào trong rồi đóng chặt cửa, tuy chưa nói nhưng cũng đủ hiểu, sự việc vừa rồi khiến ông xấu hổ với người làmg đến độ nào:

– Hiếu, nói thầy nghe!việc đó là thế nào? Sao ông Tuất lại bảo là mày lừa ông ấy ? Nói cho chính xác, toàn người làng, lại cận kề nhau, không kể ngày xưa người ta giúp đỡ nhà mình nhiều. Đừng vì phút nóng nảy mà nói bừa.

Sau câu hỏi con, ông Đỏ ho khan một tràng dài mới dứt, mặt ông đỏ bự lên một lúc mới hết. Ngồi dựa vào ghế thở dốc ,xong vẫn nhìn con trai mong nó kể sự tình rõ ràng.

Hiếu quay sang ông giải thích:

-Thì con nói rồi đấy thôi, con cho ông ấy mượn tiền hai lần, lần đầu thầy cũng biết , lần sau ông ấy ngại bảo con ghi giấy nợ, hứa hẹn nếu không trả được thì lấy nhà. Chứ con nào ép buộc gì đâu, chữ kí ông Ấy còn đấy, bằng chứng rõ ràng đến thế rồi, thầy phải tin con chứ.

– Nhưng tại sao ômg ấy lại không nhận ạ?

Gạo thắc mắc hỏi anh trai , Hiếu lia mắt nhìn em gái, cái ánh mắt này lại giống kiểu của hắn khi mới nhìn thấy gạo trên ủy ban lần đầu. Rất nhanh chóng, Hiếu giảu thích cho em:

– chắc bởi ông ấy mới đầu tự tin sẽ mượn của người khác bù vào chỗ nợ của anh, nhưng lúc sau thì người ta không cho mượn nữa, nên giờ lật kèo kêu amh lừa đảo . Nhưng lão không lì được với anh đâu, nội trong ba ngày không thu xếp trả tiền anh thì anh lấy nhà, thế thôi.

Gạo nhìn vào mặt anh trai khuôn mặt vô cùng đắc ý. Ômg Đỏ biết ông Tuất nợ thì phải trả, ông xuống giọng bảo con:

– thôi hiếu ạ, cứ thư thư cho bác ấy thời gian. Già yếu cả chứ trẻ trai gì đâu. Hơn nữa, ngày nhà mình túng , ông Tuất cũng cho chúng mày ăn trực đấy , không nhờ cơm nhà người ta,chúng mày cũng chẳng sống được….

– Thầy nói nghe lạ!con cho lão ấy vay chứ cho không đâu mà thầy bênh lão. Chuyện nào ra chuyện đấy, chuyện người ta cho mình ăn con có phản bác hay bảo gì đâu. Còn chuyện tiền nong này lão ấy hứa không trả được thì là do lão. Vì tìmh nghĩa con xây nhà khó khăn vẫn rút tiền ra cho lão ấy mượn, cho mượn xomg con còn phải đi vay lãi nhà lão Long lợn thầy chồmg con Thảo mà còn bị chửi là không biết sống hay sao. Với lại, khômg trả được con lấy nhà là chuyện thường, con ăn của xã hội chứ con ăn của nhà mình đâu mà thầy lo. Thầy cứ để đấy, đừng can thiệp làm gì , ai người ta nói hay chê thầy cứ bảo tôi không biết.

Nói xong, Hiếu phóng xe đi mất, chỉ còn hai cha con ông nhìn theo. Nói không biết làm sao được, toàn người làng với nhau, có thế họ sẽ không nói vào mặt Hiếu, nhưng sẽ xỉ vả vào mặt ông Đỏ. Ông làm cha cơ mà, ông già đầu không dạy được con thì tội ông nặng nhất, giờ sang nhà ông Tuất thì cũng chẳng biết nói gì. Đứng ở giữa ranh giới bên tìmh bên nghĩa nó khổ sở lắm thay.

Gạo đứng lên lắc đầu, cô thừa biết trong chuyện này ai bị gài bẫy, ai là kẻ mưu mô. Cô vừa đi vừa nói:

– người ta đã có ý lừa, thì đã lên kế hoạch sẵn từ lâu lắm rồi. Chẳng qua không ai để ý mà thôi…

– Con nói thế là thế nào? Ai lừa?thằng Hiếu hay ông Tuất?

Nhưng Gạo không nói thêm vì giờ cô đã sang buồng bên. Lấy trong túi ra tờ giấy kết quả xét nhiệm vô sinh của Hiếu, Gạo kẹp đại trong một quyển sách giữa một chồng sách. Chứng Kiến cảnh anh trai mình bắt nạt ông Tuất, Gạo có linh cảm hắn sẽ còn nhiều thủ đoạn đối với người khác , và cô cũng không ngoại lệ. Việc cất tờ giấy xét nghiệm đi cũng chỉ là trì hoãn việc công bố hắn là kẻ không sinh đẻ được. Giờ Nhân cũng đi tập huấn khômg có nhà, đợi vào lúc thích hợp cho Hiếu biết cũng chẳng muộn. GạO nghĩ, tất cả mới chỉ là bắt đầu, con người của Hiếu vẫn chưa thực sự lộ bản chất.

Sáng hôm sau, Gạo dậy sớm đi sang nhà bà thanh, nghe bà Chín bảo nhà ông bà Thanh vẫn chưa về,thế thì càng tốt, càng dễ bề làm lễ cúng cô Hường.

Tám giờ, bà Chín bày biện đồ lễ sắm từ hôm qua ra trước mộ cô Hường, ngôi mộ méo mó với cái bia lệch hẳn sang một bên trômg lại càng tang thương. Khẽ nhặt nhạnh những lá cây, cỏ dại mọc quanh mộ, Gạo căng thẳng mồ hôi trên trán tứa ra như tắm. Cô sợ sau hôm nay sẽ có chuyện không hay xảy đến với cái Thảo cùng gia đình bà Thanh. Nhưng cô lo lắng thì được tích sự gì, giờ chỉ còn biết trông chờ bà mù đến xem bà có cách gì không mà thôi.

Gạo cũng đã báo trước với ông bà Chín là có bà thầy mù sẽ đến cúng trăm ngày cho cô Hường. Tiếng tăm bà mù bà Chín cũng đã nghe qua, nhưng bà không dám nghĩ bà mù ấy lại đến tận đây cúng cho Hường. Có lẽ tất cả đều xuất phát bởi một chữ tâm.

Tám rưỡi, bà mù có mặt, chở bà đến là hai người thân cận mọi ngày vẫn đứng cạnh hầu lễ. Gạo đi lên tận đường đón thầy, vì đường trơn trượt, hai người kia cầm đồ hành lễ, Gạo cõng bà mù đi trên cái đường nhỏ hẹp , tấm lưng gầy bé nhỏ trên ấy bà mù bấu chặt hơn hở trêu:

– Khiếp người bé mà khỏe ghê nhỉ. Ăn nhiều vào gầy quá ,gầy trô cả xương vè ra đây này.

Bà vừa nói, vừa sờ sờ vào cái xương vai của Gạo. Vừa đi cô vừa nói:

– chốc nữa bà phải xin nhẹ tội cho chị gái cháu nhé. Bảo với cô Hường là nó bị chập nên đừng có chấp nó.

Gạo lải nhải dặn dò , bà mù không hứa mà còn hỏi lại:

– mày biết chuyện khó khăn nhất của người làm thầy cúng là thương lượng với ma không. Không phải chuyện gì mày xin là được đâu. Thôi cứ đưa tao đến đấy đã. Chứ tao nói trước mà nói sai điều gì, nó chẳng bẻ cổ cả tao ấy chứ.

Gạo Vâng dạ đi nhanh , nắng đã lên khá cao, vài người đi làm ruộng qua thấy có người cúng ngoài mộ cũng không để ý lắm. Bởi chuyện cúng ngoài mộ là chuyện thường chẳng có gì đáng xem

Sau khi đưa bà mù đến nơi, Gạo nói:

– trước mặt bà là mộ cô Hường đấy ạ.

Bà mù không nói gì, nhích từng bước đi đến chỗ mộ cô Hường,đặt tay lên ngôi mộ tròn một trăm ngày nhưng mộ này lạ lắm, trơ trụi khômg có cây gì mọc lên nổi. Nắm lấy một nắm đất trên mộ rồi cho vào mũi ngửi,bà mù nhăn mặt. Bà nói với Gạo;

– Mộ này bị động rồi, đích thị con chị mày đã đào mộ nó lên. Nếu không cải táng , không thành tâm làm lễ thì tao sợ cả nhà chồng nó lẫn nó sẽ chết trong tháng này.

Ông bà Chín nghe thì không hiểu gì, thấy thầy bảo cải táng thì hỏi:

– Sao lại cải táng ạ? Cháu nó mới nằm xuống được trăm ngày, người ngợm còn nguyên thì cải thế nào. Ít cũng phải dăm ba năm chứ

Bà mù lắc đầu, bà nói giọng không giấu khỏi lo lắng:

– Phải làm ngay, nếu không làm thì nhà cái nhà đuổi nó gặp họa. Mộ nó có người xâm nhập rồi, dưới này bát quái không giữ được hồn nữa. nếu muốn sống, phải lập đàn giải oan ngay, không những thế, còn phải cho u con nó mang về thờ….

Bà mù vừa nói vừa vã mồ hôi, tay run bần bật khiến ông bà Chín cũng sợ không kém. Bà mù nói rất nhiều, người ta nghe cũng hiểu hết đấy, nhưng chung quy lại họ cũbg không phải người quyết định.

Ông Chín đi lên cạnh bà mù, ông chắp tay kính cẩn nói với bà mù:

– Thầy ạ! Nói thật với thầy là nhà con cũng chỉ biết làm công ăn lương thôi, chứ chuyện người ta có nghe lời mà cải táng, thờ phụng cái Hường không thì con không dám chắc. Bình thường lúc nó sống nhà đấy đã khômg phải với nó, xong cũng không có ý định hối cải. Cho nên việc này con e… hơi khó thầy ạ.

Bà mù quay đầu về hướng ông Chín đứng, nhìn trực diện khuôn mặt nhăn nheo với hai hốc mắt sâu hoẵm khômg thấy đáy mà bất giác ông Chín sởn da gà. Ông hãi đến độ trùng cả đầu gối run rẩy, xong cố gắng trấn tĩnh bản thân. Rõ ràng, bà mù không có tròmg mắt, xong hễ cứ ai nghìn vào mặt bà, người ta lại có cảm giác có hàng chục đôi mắt đang chĩa tứ phía về mình một cách hết sức kì dị;

– Thử làm, hay tất cả sẽ cùng chết!
Chương trước Chương tiếp
Vietwriter; Bongdaso; Bongdapro; Keonhacaivip; W88; NEW88; NEW88;
Tele: @erictran21
Loading...