Hàn Môn Kiêu Sĩ

Chương 169: Kỳ Thi Giải Thí (7).



Quá trình thủ tục trước khi làm bài thi cũng giống hệt hôm qua, có điều vì không mất thời gian kiểm tra bọc đồ nên mọi thứ nhanh hơn rất nhiều. Mười lăm phút sau, bọn họ đã ngồi trong phòng thi của riêng mình.

Lúc này, màn đêm vẫn đen như mực, nhưng chẳng có sĩ tử nào dám đốt nến nữa, bài học hôm qua vẫn còn, mắng nhiếc trường thi không biết nhắc nhở, chi bằng tự tiết kiệm, chịu tối chút là được.

Thật ra thi môn thứ hai không cần quá tiết kiệm nến, bởi vì phải thi tận hai đêm, trong giỏ đồ có tận năm cây nến.

Trong trường thi lặng ngắt như tờ, gió lạnh luồn qua ngõ nhỏ, tiếng gió rít nghe mà sợ. Đám sĩ tử lạnh đến mức run lẩy bẩy, chỉ trông mong được nhìn thấy bọc đồ của mình ngay lập tức.

Trời vừa tờ mờ sáng, trên Lầu Khuyết Học truyền tới tiếng vân bảng giòn vang, đã tới giờ thi, giám thị bắt đầu phát giấy thi và đề thi cho sĩ tử. Hôm nay không cầm bảng đề thi đi qua trước mặt thí sinh nữa bởi số lượng câu hỏi quá nhiều, chỉ có thể dùng giấy in đề ra rồi phát cho thí sinh. Đề thi gồm hai trang giấy lớn, ngoài ra mỗi thí sinh còn được phát mười tờ giấy làm bài thi và mười tờ giấy nháp.

Hôm nay thi Tam Kinh Tân Nghĩa, là môn thi rất quan trọng trong khoa cử. Lý Diên Khánh đọc qua đề thi, lập tức thở phào nhẹ nhõm, quả nhiên sư phụ đã đoán trúng, không phải đề thi có tính lý giải đậm chất miền Nam mà vẫn là đề Minh Kinh theo truyền thống miền Bắc, cũng có nghĩa là dựa vào Thiếp Kinh làm chủ.

Cách dạy và học hai miền Bắc – Nam của Đại Tống khác nhau hoàn toàn, miền Bắc coi trọng việc học thuộc lòng, miền Nam lại coi trọng việc hiểu và giải nghĩa kinh văn, vậy nên vẫn luôn có cách nói Nam Tiến Sĩ, Bắc Kinh Minh là vì vậy, sĩ tử miền Nam thi khoa Tiến Sĩ, sĩ tử miền Bắc thi khoa Kinh Minh. Từ sau khi kì thi khoa Kinh Minh bị hủy bỏ, rất ít sĩ tử miền Bắc có thể thi đậu tiến sĩ, bắt đầu liên tục trổ tài ở Thái Học, từ đó lại có cách nói Nam Khoa Cử, Bắc Thái Học.

Mặc dù hôm nay không thi theo kiểu đề hiểu và giải nghĩa theo kiểu miền Nam, nhưng muốn vượt qua môn thi này tuyệt đối không dễ dàng, cái chính là vì số lượng đề thi quá lớn. “Tam Kinh Tân Nghĩa” có tất cả bốn mươi chín cuốn, số lượng giải nghĩa nói rõ chẳng kém sách chính là mấy, huống chi bản thân đề Minh Kinh là điểm mạnh của những sĩ tử miền Bắc. Nếu muốn trở thành sĩ tử xuất sắc được chú ý, nhất định phải đúng từng câu từng chữ, thư pháp phải xuất sắc hơn người.

Không chỉ riêng Lý Diên Khánh, gần như tất cả các sĩ tử đều thở phào nhẹ nhõm, môn thi “Luận Ngữ” “Mạnh Tử” hôm qua khiến bọn họ sứt đầu mẻ trán; cuối cùng hôm nay cũng xuất hiện câu hỏi bọn họ cảm thấy quen thuộc, ai nấy đều cảm thấy hi vọng trở về.

“Keng!” tiếng vân bảng thứ hai vang lên, thời gian làm bài chính thức bắt đầu, sĩ tử đồng loạt nâng bút, bắt đầu làm bài thi.

Lý Diên Khánh lại chưa vội nâng bút, hắn muốn phân chia đề bài một chút, để bài thi được hệ thống một cách hợp lý.

Có tất cả ba mươi câu hỏi, thi ba ngày hai đêm, trên thực tế chỉ thi vào ban ngày của ba ngày, trung bình mỗi ngày mười câu. Nếu không viết bản nháp mà trực tiếp viết lên giấy làm bài thi thì thời gian ba ngày quá dư dả, nhưng nếu viết bản nháp thì chỉ còn nửa ngày để chép bài vào giấy thi. Mặc dù độ khó đề Minh Kinh không cao, nhưng số lượng lại cực nhiều, viết nháp đồng nghĩa với việc phải làm hai lần.

Nhưng nếu muốn đạt điểm cao thì nhất định phải viết nháp mới có thể đảm bảo trên bài thi không sai một chữ, đảm bảo cách trình bày sạch sẽ và mỹ quan cho bài thi. Lý Diên Khánh do dự hồi lâu, vẫn quyết định viết nháp trước, về phần thời gian, tuy rằng hơi gấp gáp chút ít, nhưng tốc độ viết của hắn rất nhanh, có thể tranh thủ được chút chút thời gian.

Lý Diên Khánh nhìn đề thứ nhất, chỉ có một câu: “Chức vị Đại Tư Đồ lo việc xây dựng ruộng nương của quốc gia và cùng đồng bào khác lấy việc phò tá quân vương khiến đất nước yên bình”; yêu cầu của đề bài là dựa vào câu đầu này, chép lại bản đầy đủ.

Lý Diên Khánh đã thuộc làu làu “Tam Kinh Tân Nghĩa” từ lâu, hắn lập tức nhận ra đây là cuốn Địa Quan thứ nhất trong sáu cuốn của “Chu Quan Tân Nghĩa”, bản đầy đủ của nó khoảng hơn năm ngàn chữ.

Lý Diên Khánh không khỏi hít một hơi khí lạnh, nếu viết bản hoàn chỉnh thì phải mất ít nhất nửa canh giờ, nếu mỗi đề đều phải mất khoảng thời gian như vậy thì cho dù không viết bản nháp cũng sẽ không kịp làm hết.

Hắn vội vàng đặt bút xuống, đọc kỹ lại tất cả các câu hỏi, vẫn may, chỉ có ba câu dài như vậy thôi, lượng đề những câu còn lại không nhiều, thậm chí có mười mấy câu chỉ cần viết hơn trăm chữ giải thích là được.

Lúc này, hắn bỗng nhiên nhớ tới một chuyện quan trọng, chính là cỡ chữ, tất cả có mười trang giấy thi, mà lại chỉ cho viết một mặt, vậy hắn cần viết cỡ chứ lớn từng nào mới có thể làm đủ hết ba mươi câu đề thi? Đây cũng là vấn đề cực kỳ quan trọng, nếu phía trước viết kiểu chữ lớn, sau khi phát hiện không đủ giấy thì lại viết chữ nhỏ như hạt vừng, thậm chí không đủ giấy làm hết bài thi đều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng bài thi.

Lý Diên Khánh dứt khoát đặt bút xuống, bắt đầu tính toán toàn bộ số lượng chữ cần phải viết, hắn dùng trọn vẹn một canh giờ mới tính xong. Để làm xong hết ba mươi câu hỏi này, cần phải viết tất cả hơn hai mươi ba ngàn chữ, nghĩa là phải viết được hơn hai ngàn ba trăm chữ trên mỗi tờ giấy thi. Lý Diên Khánh đã viết tiểu thuyết năm năm, trên phương diện điều chỉnh số lượng từ đã luyện thành thần, trong đầu hắn lập tức xuất hiện tờ giấy thi xinh đẹp với những con chữ, phải dùng kiểu chữ số bốn, khoảng cách giữa các chữ là một nửa chữ, dùng kiểu chữ hành giai là tốt nhất.

Khi hắn sắp xếp xong bố cục làm bài thi của ba mươi câu hỏi, thời gian làm bài thi đã trôi qua được một canh giờ, thế nhưng hắn chưa viết chữ nào.

Lúc này, Lý Diên Khánh chợt phát hiện có người đang nhìn hắn, ngẩng đầu lên, hắn chỉ thấy một quan giám thị coi thi đang đứng trước cửa chắp tay nhìn chằm chằm mình, trong ánh mắt lộ vẻ nghi ngờ, ý là hỏi hắn sao vẫn chưa viết gì? Bởi vì các thí sinh khác đã viết được rất nhiều rồi.

Lý Diên Khánh đẩy giấy nháp lên phía trước một chút, phía trên giấy nháp viết đầy những số lượng chữ hắn đã thống kê, quan viên trung niên cầm giấy nháp lên, chỉ thấy trên đó viết “Đề thứ nhất hơn năm ngàn bảy trăm chữ, dùng hết hai trang giấy, đề thứ hai hơn một ngàn năm trăm chữ, dùng một trang giấy, đề thứ ba…”

Bây giờ quan giám thị mới hiểu, hóa ra thí sinh trẻ tuổi trước mắt mình đang sắp xếp bố cục bài thi, đây gọi là “ngồi mài đao mới không tốn công đốn củi”; đây mới là thí sinh thông minh. Ông gật gật đầu tỏ vẻ khen ngợi, thả giấy nháp xuống rồi quay người rời đi.

Lý Diên Khánh lấy một tờ giấy nháp ra, bắt đầu nâng bút, viết:

“Chức vị Đại Tư Đồ lo việc xây dựng ruộng nương của quốc gia và cùng đồng bào khác lấy việc phò tá quân vương khiến đất nước yên bình”; yêu cầu của đề bài là dựa vào câu đầu này, chép lại bản đầy đủ.”

Lo việc xây dựng ruộng nương ắt có cách phân chia đồng đều, có thể thực hành trên đất của vương quốc, có thể cầu vùng đất bang quốc khác, có thể khống chế số lượng nhân dân ắt là chuyện tận sức mình cống hiến, có thể lệnh vạn dân thành binh sĩ, có thể phòng kẻ tiểu nhân, có thể thuyết phục kẻ đọc sách rồi từ đó phò tá quân vương làm yên lòng quốc gia…
Chương trước Chương tiếp
Maxvin

W88

Game bài nhiều người chơi
Tele: @erictran21
Loading...